Search

Current filters:



Current filters:



Refine By:

Search Results

Results 41-50 of 51 (Search time: 0.004 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Huệ (2020)

  • Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của công nghiệp văn hóa, các không gian văn hóa sáng tạo ở Hà Nội và một số thành phố lớn bắt đầu được hình thành. Mặc dù, quy mô, cách thức hoạt động vẫn còn mang tính tự phát và chưa được thừa nhận như một loại hình kinh doanh đặc biệt, nhưng các không gian văn hóa sáng tạo ở Hà Nội đã mang đến cho thành phố những thay đổi đáng kể về diện mạo, nhu cầu hưởng thụ văn hóa nghệ thuật, tạo môi trường sáng tạo chuyên nghiệp cho đội ngũ nghệ sĩ trẻ và tạo nhiều việc làm mới cho công dân Thủ đô… Tuy vậy, vẫn còn những bất cập từ hệ thống chính sách để đảm bảo một sự hỗ trợ chính thức của nhà nước. Bài viết mong muốn đưa đến một nhận thức toàn diện về không gian sáng tạo ở Hà Nội trong tương quan với một số thành phố sáng tạo khác, ...

  • Article


  • Authors: Bùi, Quang Thanh (2020)

  • Với gần chục nghìn lễ hội truyền thống đã và đang hiện tồn ở hàng vạn làng quê hiện nay, Việt Nam được coi là một trong những nước có sinh hoạt lễ hội dân gian đa dạng và phong phú nhất trên thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị văn hóa tích cực đối với đời sống văn hóa cộng đồng đương đại vẫn còn không ít những hạn chế, tiêu cực, từ cung cách vận hành quản lý, tổ chức đến quá trình thực hành lễ hội, dẫn đến những hệ quả đáng tiếc. Trong số đó, lễ hội chọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng) như một trong những ví dụ điển hình, một điểm “nóng” đang được sự quan tâm của toàn xã hội. Xem xét mô hình quản lý, tổ chức tại di tích - lễ hội truyền thống những năm gần đây (qua trường hợp lễ hội chọi trâu Đồ Sơn), bài viết mong góp thêm tiếng nói của người làm khoa học vào mục tiêu ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thùy Linh (2020)

  • Gần đây, những sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng ngày một được thực hành phổ biến và ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống văn hóa xã hội, và có thể coi đây là một sự “trỗi dậy” của yếu tố truyền thống trong đời sống đương đại. Từ lâu, người dân quanh khu vực đền Và nói riêng và thị xã Sơn Tây nói chung đã tồn tại một niềm tin tín ngưỡng sâu sắc về Đức Thánh Tản - một vị nhiên thần, nhân thần và “bách nghệ tổ sư” trong tâm thức cộng đồng bao đời nay. Yếu tố trực tiếp tác động và ảnh hưởng sâu sắc đến tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản tại đây là hệ tư tưởng chính trị quán xuyến qua nhiều thế hệ cùng với sự tham gia của chính quyền và cộng đồng, còn gọi là định chế xã hội. Bài viết phân tích những tác động của định chế xã hội đối với việc hình thành và bảo lưu tín ngưỡng thờ Đức Thá...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thanh Huyền (2020)

  • Ứng dụng công nghệ số hóa và thực tế ảo đối với di sản văn hóa nhằm mục đích ứng phó với những nguyên nhân tác động đến di sản văn hóa như sự xuống cấp của vật liệu, những tác động tiêu cực của các hiện tượng tự nhiên khách quan, các cuộc xung đột vũ trang và từ chính con người. Ứng dụng công nghệ để tạo ra những bản sao kỹ thuật số, tạo cơ sở dữ liệu với thông tin chi tiết và mang đến những trải nghiệm cho người dùng. Xây dựng dữ liệu di sản số không chỉ hỗ trợ cho quá trình phục dựng và bảo tồn di sản văn hóa, mà còn góp phần quảng bá rộng rãi các giá trị di sản văn hóa Việt Nam ra cộng đồng và thế giới.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Yên (2020)

  • Đền Bắc Lệ, hay còn gọi là đền Công đồng Bắc Lệ, là một trong những điểm hành hương với ý nghĩa tìm về chốn tổ của các con nhang đệ tử. Để tìm hiểu vị trí, ý nghĩa của ngôi đền này trong thực hành tín ngưỡng Tứ phủ, bài viết bắt đầu từ việc xem xét truyền thuyết về Mẫu Thượng Ngàn ở đền Bắc Lệ trong mối liên hệ với tín ngưỡng của các tộc người thiểu số ở miền núi Đông Bắc Việt Nam. Trên cơ sở đó, phân tích sự hình thành, biến đổi của ngôi đền gắn với đặc điểm vị trí địa lý và các sự kiện, bối cảnh kinh tế - xã hội của địa phương trong diễn trình lịch sử. Từ đó cho thấy, đền Bắc Lệ là một trong những ngôi đền tiêu biểu, phản ánh sự hình thành tín ngưỡng Tứ phủ của người Việt ở khu vực miền núi Việt Nam nói chung và ở vùng Đông Bắc Việt Nam nói riêng

  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Hải Yến (2020)

  • MICE là loại hình du lịch hiện đại và là động lực quan trọng của sự phát triển nền kinh tế toàn cầu vì nó có thể tạo thêm thu nhập cho các quốc gia và thành phố nơi tổ chức các hoạt động của MICE. Với lợi thế là trung tâm văn hóa, chính trị của cả nước, tài nguyên du lịch đa dạng, ẩm thực phong phú, chính trị ổn định,... Hà Nội hội tụ đủ các điều kiện để kinh doanh và khai thác loại hình du lịch MICE. Tuy nhiên, lượng khách MICE đến với Hà Nội còn hạn chế, thu nhập từ đối tượng khách này cũng chưa cao. Trên cơ sở nghiên cứu thực địa, bài viết phân tích, làm rõ tiềm năng và thực trạng kinh doanh du lịch MICE tại Hà Nội hiện nay, từ đó đưa ra một số gợi ý có tính chất tham vấn trong việc phát triển loại hình du lịch đầy tiềm năng này.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Thiên (2020)

  • Trong bối cảnh thực hiện sứ mệnh quản trị tri thức số, các thư viện cần thiết phải kết nối liên thông nhằm tạo ra hệ thống liên kết chia sẻ thông tin qua môi trường mạng. Tuy nhiên, thực trạng kết nối liên thông giữa các thư viện Việt Nam còn nhiều hạn chế, bất cập, nhất là về cơ chế kết nối và về vấn đề kỹ thuật, đòi hỏi cần có giải pháp khắc phục.

  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Xuân Ny (2020)

  • Hò khoan - Chèo cạn là loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian, có sự kết hợp giữa làn điệu hò khoan (vốn là điệu hò trong lao động sông nước) và động tác chèo thuyền đã được cách điệu hóa (chèo thuyền trên cạn) của cư dân ven biển một số tỉnh miền Trung, đặc biệt, trong đó có làng Nhân Trạch, tỉnh Quảng Bình. Nội dung và ý nghĩa của nó liên quan đến thực hành nghi lễ thờ cúng cá Ông. Diễn xướng và âm nhạc dân gian của Hò khoan - Chèo cạn hàm chứa nhiều giá trị văn hóa, khích lệ tinh thần lạc quan, tình yêu nghề của những ngư dân vùng biển, dù mỗi chuyến ra khơi họ luôn phải đối đầu với bao gian khó, rủi ro.

  • Article


  • Authors: Lê, Quang Chắn (2020)

  • Với lợi thế của vùng đất “địa linh nhân kiệt”, trong suốt thời kỳ quân chủ, giáo dục và khoa cử Nho học ở Hưng Yên phát triển rất thịnh đạt, hình thành nên truyền thống hiếu học tiêu biểu, tạo tiền đề quan trọng để xuất hiện nhiều gia đình, dòng họ và làng khoa bảng. Kết quả là, một đội ngũ trí thức Nho học đông đảo được tạo dựng, đã có những đóng góp và cống hiến xuất sắc cho quốc gia, dân tộc và địa phương trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Khánh Ngọc (2020)

  • Cũng như các dân tộc khác trong cộng đồng 54 dân tộc anh em trên lãnh thổ Việt Nam, người Chăm nói chung, người Chăm ở Ninh Thuận nói riêng, có một nền nghệ thuật múa đặc sắc, mang đậm dấu ấn văn hóa tộc người, đóng góp vào sự đa dạng của nghệ thuật múa Việt Nam. Múa của người Chăm thường gắn với lễ hội, với những nghi lễ tín ngưỡng tôn giáo, phục vụ cho đời sống tâm linh của cộng đồng và mang đậm tính thiêng.