Search

Current filters:



Current filters:



Refine By:

Search Results

Results 21-30 of 51 (Search time: 0.004 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Hoàng, Văn Thảo (2020)

  • Lê Quý Đôn (1726 - 1784) là một trong những nhà tư tưởng, nhà chính trị xuất sắc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam và là nhà nho nổi tiếng nhất thế kỷ XVIII, nhưng đường lối chính trị của ông lại có những điểm khác với các nhà nho truyền thống. Trong đường lối trị nước của mình, Lê Quý Đôn chủ trương kết hợp “Đức trị” với “Pháp trị”, trong đó đề cao “Pháp trị”. Mặc dù đường lối trị nước của ông không được vua Lê, chúa Trịnh tin dùng nhưng nó đã để lại những dấu ấn đậm nét trong lịch sử tư tưởng của dân tộc ta ở thế kỷ XVIII.

  • Article


  • Authors: Dương, Văn Sáu (2020)

  • Văn hóa du lịch là khoa học nghiên cứu để làm rõ “giá trị du lịch” của văn hóa và làm rõ “giá trị văn hóa” trong hoạt động du lịch. Như vậy, văn hóa du lịch là yêu cầu tất yếu trong phát triển du lịch ở một quốc gia đa văn hóa như Việt Nam. Bộ môn khoa học nghiên cứu về văn hóa du lịch được hình thành từ thực tế hoạt động, các tài nguyên và nguồn lực về du lịch ở Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thu Trang (2020)

  • Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã mở ra nhiều cơ hội cho các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, dẫn đến sự thay đổi mạnh mẽ và sâu sắc trên nhiều phương diện, đồng thời cũng đặt ra không ít những khó khăn thách thức. Nếu không được chú trọng đầu tư phát triển và có giải pháp phù hợp, các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ tụt hậu hơn so với các nước trong khu vực và quốc tế. Bài viết tập trung phân tích thực trạng ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, đánh giá cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp văn hóa trước tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, từ đó, bước đầu gợi ra những giải pháp phát triển ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam trong tương lai.

  • Article


  • Authors: Đinh, Thị Phương Anh (2020)

  • Đồng bằng sông Hồng là một trong những khu vực sớm được quan tâm đầu tư phát triển du lịch trong cả nước. Tài nguyên du lịch nhân văn với giá trị cốt lõi là “văn minh sông Hồng” là chất liệu chính cho việc xây dựng các sản phẩm du lịch trên địa bàn. Dựa vào lý thuyết địa văn hóa của các nhà khoa học đi trước, bài viết xác định đặc trưng văn hóa các tiểu vùng ở đồng bằng sông Hồng trong sự tồn tại của các di sản hiện nay, trên cơ sở đó, đề xuất xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù như một cách thức làm mới các sản phẩm du lịch hiện có và quảng bá rộng rãi hơn giá trị của văn minh sông Hồng đến thị trường du lịch hiện tại và tương lai.

  • Article


  • Authors: Đinh, Công Tuấn (2020)

  • Đối với mỗi làng nghề truyền thống, sản phẩm được coi là yếu tố cốt lõi tạo nên thương hiệu đặc trưng gắn với văn hóa của địa phương, vùng miền. Quá trình tồn tại và phát triển của các làng nghề từ truyền thống đến đương đại cũng đồng thời là quá trình vận động, biến đổi không ngừng về mọi mặt của làng nghề, trong đó có yếu tố sản phẩm. Nghiên cứu một số làng nghề truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh cho thấy có sự biến đổi không ngừng từ loại hình, kiểu dáng đến mẫu mã mang tính đa dạng, phong phú của sản phẩm. Sự biến đổi của các loại hình sản phẩm tại làng nghề truyền thống là tất yếu để phù hợp với mọi nhu cầu khác nhau của cộng đồng trong xã hội đương đại.

  • Article


  • Authors: Đặng, Hoài Thu; Nguyễn, Thị Thanh Mai (2020)

  • GS.TS. Ngô Đức Thịnh được coi là “một cây đại thụ trong giới nghiên cứu văn hóa Việt Nam”. Ông là một trong những nhà nghiên cứu dân tộc học hàng đầu, người khai mở trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa các dân tộc và dành nhiều tâm huyết cho việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Đặc biệt, ông là chuyên gia hàng đầu về đạo Mẫu, người góp phần quan trọng đưa thực hành tín ngưỡng Tam phủ của người Việt trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. GS.TS. Ngô Đức Thịnh còn là một nhà quản lý mẫu mực, một người thầy đức độ, tận tâm, luôn nhã nhặn, ân cần với đồng nghiệp và các thế hệ học trò. Bài viết khẳng định những đóng góp quan trọng, to lớn của ông trong việc xây dựng chuyên ngành nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam nói ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Yên (2020)

  • Then là một nghi lễ Shaman của người Tày, tộc người thiểu số cư trú tập trung ở miền núi phía Bắc Việt Nam. Nghi lễ Then có sự tham gia của nhiều thành tố nghệ thuật như ngôn từ, âm nhạc, múa, trang trí, sắp đặt… Bằng việc mô tả cuộc hành trình tưởng tượng đi vào thế giới ba tầng (Trời, Đất, Nước) thông qua nghệ thuật trình diễn nghi lễ Shaman của thầy Then, bài viết không chỉ phác họa đời sống tâm linh của người Tày mà còn chỉ ra mối liên hệ so sánh giữa thế giới ba tầng trong nghi lễ Then của người Tày (ban thờ, vật biểu tượng, màu sắc, nghệ thuật trình diễn…) với tín ngưỡng Tam, Tứ phủ của người Kinh, qua đó cho thấy những biểu hiện của giao lưu văn hóa, tín ngưỡng giữa người Tày và người Kinh.

  • Article


  • Authors: Trần, Đức Nguyên; Nguyễn, Thị Huệ (2020)

  • Bảo tàng ngoài công lập là một loại hình bảo tàng mới xuất hiện ở nước ta từ đầu những năm 2000. Với sự cho phép và hỗ trợ của Nhà nước, cho đến nay đã có gần 40 bảo tàng ngoài công lập ra đời, hoạt động ở nhiều địa phương, qua đó góp phần gìn giữ cũng như giới thiệu đến công chúng nhiều sưu tập hiện vật là các di sản văn hóa tiêu biểu, đặc sắc. Với thế mạnh đặc thù, các bảo tàng ngoài công lập cần nâng cao đầu tư hơn nữa về chất lượng nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và nhất là về tổ chức các hoạt động nghiệp vụ để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội, góp phần thiết thực vào việc gìn giữ, phát huy các tinh hoa của nền văn hóa dân tộc trong thời kỳ hiện nay.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Tuấn (2020)

  • Sự di dời dân cư tới các điểm cư trú mới trong các dự án thu hồi đất đai ở Hà Nội đặt ra vấn đề về tổ chức lại đời sống văn hóa xã hội cho nhóm dân cư này tại nơi ở mới. Thực tế là, liên kết xã hội ở các chung cư tái định cư khá yếu, điều này làm giảm sút các hoạt động chung của cộng đồng. Sự chia cắt văn hóa do di dời cộng với mức sống thấp tại nơi tái định cư khiến các liên kết mới càng trở nên khó khăn. Tái định cư để lại sự tổn thương văn hóa trong đời sống dân cư. Tình trạng tổn thương càng trở nên sâu sắc hơn khi chất lượng cuộc sống của người bị di dời không bằng nơi ở cũ. Tái định cư đẩy các hộ gia đình đến một không gian mới, song những yếu tố liên kết, sự giao lưu văn hóa vẫn còn hết sức mỏng manh.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Tuấn (2020)

  • Trong khoảng gần mười năm triển khai hoạt động du lịch đến nay, Cô Tô dần trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Việc phát triển loại hình du lịch homestay ở Cô Tô bên cạnh những mặt thuận lợi còn có những khó khăn nhất định. Vấn đề đặt ra hiện nay là Cô Tô cần phải chú trọng đến việc quản lý và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên sinh thái tự nhiên và nhân văn và dành sự ưu tiên đầu tư cho loại hình du lịch homestay nhằm đạt mục tiêu phát triển bền vững du lịch