Search

Current filters:



Current filters:



Refine By:

Search Results

Results 21-30 of 84 (Search time: 0.024 seconds).
Item hits:
  • Thesis


  • Authors: Phạm, Hương Giang (2010)

  • Việt Nam và Lào là hai xứ sở kề sát nhau và có quan hệ tình cảm gắn kết qua nhiều thế kỷ. Có những điểm tương đồng song cũng có nhiều khác biệt trong phong tục, tập quán của hai đất nước. Nghiên cứu về văn hóa Lào không thể không tìm hiểu về phong tục cưới hỏi-một hình thức sinh hoạt tinh thần phong phú của dân tộc Lào. Cùng với thời gian và sự phát triển của xã hội, nhiều tập tục cưới xin của người Lào cũng có sự thay đổi. Việc cưới xin ngày càng văn minh, giản tiện hơn nhưng không vì thế mà mất đi những tập quán cổ truyền của dân tộc. Chính sự gìn giữ những yếu tố truyền thống đó đã tạo nên nét văn hóa độc đáo và hết sức đặc trưng của dân tộc Lào.

  • Thesis


  • Authors: Hoàng, Kim Ngọc (2010)

  • Yếu tố dân gian và yếu tố đương đại luôn song hành với nhau trong nhiều lĩnh vực. Chẳng hạn có tranh dân gian đương đại, dòng nhạc dân gian đương đại, vũ điệu dân gian hiện đại, nghệ thuật đương đại trong lễ hội dân gian, trò chơi dân gian trong không gian đương đại, truyện cười dân gian đương đại…Bên cạnh đó, những nhân vật dân gian cũng đã tạo được những ấn tượng sâu sắc đối với các nhà văn nhà thơ, nhà nghiên cứu hiện đại. Từ chất liệu dân gian, họ đã thể hiện cách đánh giá đồng thuận hoặc bất đồng khi nhìn nhận lại những nhân vật mà từ lâu đã trở thành biểu tượng cho một tính cách, cho một lối nghĩ với cảm quan và tư duy hiện đại.

  • Thesis


  • Authors: Trần, Đức Ngôn (2010)

  • Các hình thức tương tác cơ bản giữa văn học dân gian và văn học viết- hai loại khác nhau của cùng nghệ thuật ngôn từ là thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình hình thành và phát triển của nền văn học dân tộc. Các hình thức đó là: nhại, mô phỏng, vay mượn chất liệu, vay mượn phong cách. Bài viết tập trung làm rõ các khái niệm này

  • Thesis


  • Authors: Phan, Thanh Tá (2010)

  • Từ cuối thế kỷ XX trong khoa học xã hội phát triển một hướng nghiên cứu mới, nghiên cứu văn hóa học. Đi theo hướng này, văn hóa được xem như “cái tổng thể”. Đây cũng là xu thế của thời đại, xu thế “khoa học mới” của thế kỷ XXI.Trong thực tiễn nhiều nhà nghiên cứu văn hoá Việt Nam đã vận dụng thành công phương pháp tiếp cận liên ngành. Có thể nói tiếp cận liên ngành là công cụ đặc biệt, cần thiết và hữu hiệu trong nghiên cứu văn hoá học hiện nay.

  • Thesis


  • Authors: Lê, Thị Khánh Ly (2010)

  • Việt Nam và Nhật Bản đã và đang phát triển mối quan hệ ngoại giao thân thiện và tốt đẹp. Từ trước tới nay, các nhà nghiên cứu thường cho rằng quan hệ bang giao chính thức giữa hai nước được xác định vào khoảng cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII. Tuy vậy, việc nghiên cứu về vương quốc Ryukyu (nằm ở phía Tây Nam Nhật Bản, bị sát nhập vào lãnh thổ Nhật Bản năm 1879, trở thành tỉnh Okinawa của Nhật hiện nay) cho thấy rằng vương quốc này đã sớm có mối quan hệ bang giao với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Đây là một căn cứ quan trọng giúp các nhà nghiên cứu có cơ sở xác định thời điểm quan hệ bang giao Việt - Nhật sớm hơn khoảng một thế kỷ (đầu thế kỷ XVI), qua đó góp phần củng cố mối quan hệ giữa Việt Nam - Nhật Bản hiện nay.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân (2010)

  • Raglai là một tộc người thiểu số phân bố ở vùng miền núi các tỉnh Nam Trung Bộ và là một trong năm tộc người ở Việt Nam theo thiết chế mẫu hệ. Xã hội Raglai truyền thống rất coi trọng gia đình và hôn nhân, được thể hiện rất rõ qua luật tục còn được duy trì đến ngày nay. Luật tục được cho là chuẩn mực đạo đức xã hội, nó quy định mối quan hệ trong gia đình, dòng họ và trong đời sống vợ chồng cũng như các mối quan hệ thường nhật khác. Những giá trị đạo đức trong luật tục vẫn được coi là chuẩn mực xã hội, là một phương thức hữu hiệu bảo vệ gia đình và hôn nhân của người Raglai trong giai đoạn hiện nay.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Văn Hậu (2010)

  • Trình bày cách tiếp cận văn hoá như là hệ thống các biểu tượng - thông tin xã hội.Đồng thời đưa ra 5 nhóm tiếp cận văn hóa khác nhau bao gồm:1.Văn hoá như là thuộc tính bản chất của đời sống xã hội;2.Văn hoá như là một dạng hoạt động của đời sống xã hội;3.Văn hoá như là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra;4.Văn hoá như là một tiểu hệ thống của toàn bộ hệ thống xã hội - tiểu hệ thống văn hoá tinh thần;5.: Văn hoá như là hệ thống các biểu tượng - thông tin xã hội.

  • Thesis


  • Authors: Vũ, Thị Thu Lan (2010)

  • Mối quan hệ giữa đạo đức và chính trị là vấn đề được rất nhiều nhà tư tưởng từ cổ chí kim quan tâm lý giải. Trong tác phẩm: “Hướng tới nền hòa bình vĩnh cửu”, I. Cantơ - nhà triết học Đức lỗi lạc, đã đi sâu phân tích, đánh giá và đưa ra những quan điểm mang tính đột phá về mối quan hệ giữa đạo đức và chính trị. Những quan điểm đó của ông mang ý nghĩa vượt thời đại, là tiền đề và định hướng cho việc giải quyết một trong những vấn đề toàn cầu cấp bách hiện nay – vấn đề chiến tranh và hòa bình. Vấn đề đó lại càng có ý nghĩa hơn khi chúng ta đang chuẩn bị kỷ niệm đại lễ nghìn năm Thăng Long - Hà Nội, thành phố vì hòa bình. Trong bài viết này, tác giả cố gắng nêu lên và phân tích những quan điểm cơ bản đó của ông.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Việt Hương (2010)

  • Phân tích thực trạng hôn nhân trong giai đoạn hiện nay và đưa ra một số biện pháp để giảm bớt tình trạng li hôn và bạo lực gia đình trong giai đoạn hiện nay.