Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 1621-1630 of 1660 (Search time: 0.023 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn,Ngọc Thơ (2018)

  • Tín ngưỡng thờ Thiên Hậu là một tục thờ dân gian của người Hoa Nam được truyền vào đất Nam Bộ từ thế kỷ XVII - XVIII theo bước chân của lưu dân Hoa Nam. Theo thời gian, tín ngưỡng này bén rễ tại Nam Bộ với 74 miếu thờ ở vùng Tây Nam Bộ và 58 miếu thờ ở Đông Nam Bộ. Với tính cách mở - thoáng và linh hoạt trong tiếp nhận văn hóa trên nền tảng dung hòa đa văn hóa của vùng văn hóa Tây Nam Bộ, người Việt đã chủ động tiếp nhận và thực hành tục thờ Thiên Hậu theo cách riêng của mình. Tìm hiểu bản chất, giá trị của tục thờ Thiên Hậu của người Việt vùng Tây Nam Bộ, nghiên cứu này đã phát hiện rằng người Việt chỉ tiếp nhận một phần biểu tượng Thiên Hậu chứ không phải toàn bộ hệ thống ý nghĩa biểu trưng của biểu tượng cũng như tục thờ biểu tượng này

  • Other


  • Authors: Lê, Anh Tuấn; Nguyễn,Thị Hồng Tâm (2013)

  • Trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa tiếp biến văn hóa đối với phát triển du lịch quốc tế, nội hàm của tiếp biến văn hóa thông qua hoạt động du lịch quốc tế và đặc điểm của giới trẻ trong việc tiếp thu văn hóa bê ngoài , bài viết phân tích và làm rõ nhận thức, phản ứng của giói trẻ đối với cấc yếu tố văn hóa của khách du lịch nước ngoài. Bên cạnh đó, bài viết còn ghi nhận sự đánh giá của giới trẻ về sự biến đổi một số yếu tố văn hóa truyền thống của Việt Nam, đặc biệt là sự biến dổ về hành vi văn hóa của bản thân họ trong bối cảnh phát triển du lịch quốc tế hiện nay

  • Other


  • Authors: Lê,Văn Hảo (2018)

  • Trong những năm gần đây, đồng thời với việc phát triển hoạt động đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục, hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam bất đầu quan tâm đến việc phát triển văn hóa nói chung và văn hóa chất lượng nói riêng ở mỗi cơ sở giáo dục. Thông qua Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học 2017 của Bộ GD&ĐT (BGDĐT ngày 19/5/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo), lần đầu tiên yếu tố "Văn hóa" được chính thức sử dụng để đánh giá chất lượng trường đại học. Trong bài viết, tác giả phân tích yêu cầu của Văn hóa trong Bộ tiêu chuẩn này, giới thiệu một số khái niệm về Văn hóa có liên quan đến trường đại học, từ đó đề xuất một số hoạt động văn hóa trường đại học nên có để có thể giúp nhà trường phát triển bền vững, đồng thời góp phần đáp ứng yêu cầu của ...

  • Other


  • Authors: Nguyễn,Văn Quang (2017)

  • Thừa Thiên Huế là một vùng đất giàu truyền thống văn hóa của Việt Nam,nơi đã từng gắn với tuổi thơ và sự trưởng thành của người thanh niên ưu tú Nguyễn Tất Thành. Trong thời gia ở Huế, văn hóa Huế với những giá trị vốn có của nó đã ảnh hưởng sâu sắc và góp phần hình thành nhân cách Hồ Chí Minh

  • Article


  • Authors: Nghiêm, Thị Thu Nga (2017)

  • Đối với sự tồn tại, phát triển của một chế độ chính trị, một triều đại cũng như đối với sự hưng vong của một quốc gia, nhân tài có vai trò hết sức quan trọng. Trong thời kỳ thịnh trị của mình, nhà Trần đã vượt qua tư duy thiển cận, ích kỷ của dòng họ để có cái nhìn khoan dung khai phóng và cũng rất công tâm đối với người tài. Sự tiến bộ này được bài viết làm rõ qua ba luận điểm: chính sách đào tạo, chính sách tuyển chọn và chính sách sử dụng nhân tài của nhà Trần.

  • Article


  • Authors: Trần, Đức Ngôn (2017)

  • Nếu coi văn hóa là tổng thể thì môi trường văn hóa là một phần của tổng thể ấy bao quanh con người trong một không gian và thời gian nhất định. Đời sống văn hóa là sự chiếm lĩnh của con người đối với môi trường văn hóa thông qua các hoạt động cụ thể để từ đó hình thành nhân cách. Mỗi cá nhân có một đời sống văn hóa riêng. Tuy nhiên, đời sống văn hóa cá nhân khi đi theo cùng một xu hướng thì sẽ hình thành đời sống văn hóa cộng đồng. Về cấu trúc tồn tại, đời sống văn hóa có thể được phân chia thành hai cấp độ: Cấu trúc bề mặt là diện mạo của đời sống văn hóa. Cấu trúc bề sâu là bản chất của đời sống văn hóa. Hai cấu trúc này tác động ảnh hưởng lẫn nhau. Trong mỗi cấu trúc, các thành tố cũng đều có mối quan hệ biện chứng.