Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 41-50 of 142 (Search time: 0.005 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Đỗ, Thị Thu Thủy (2019)

  • Một trong những đặc điểm của tiểu thuyết lịch sử nhìn từ phương pháp sáng tác là sự kết hợp giữa tính chân thực khách quan của lịch sử với khả năng hư cấu, tưởng tượng để mỗi câu chuyện, nhân vật hiện lên trong tác phẩm như một chỉnh thể nghệ thuật sống động, không chỉ là hình ảnh thuộc về quá khứ mà còn là “tấm gương” phản chiếu những vấn đề hiện tồn của con người và đời sống xã hội. Là một anh hùng dân tộc, sự nghiệp chính trị gắn liền với triều đại Tây Sơn và giai đoạn bão táp của lịch sử những năm cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, Quang Trung - Nguyễn Huệ trở thành nhân vật trong một số tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ trung đại đến hiện đại, trong đó đáng kể nhất là hai tác phẩm: Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác và Gió lửa của Nam Dao. Phân tích mối tương quan giữa yếu tố...

  • Article


  • Authors: Bùi, Thanh Thủy (2019)

  • Liên kết là xu thế tất yếu, mang tính quy luật khách quan đối với phát triển du lịch nói chung và phát triển vùng du lịch nói riêng. Trong đó hiệu quả du lịch và hoạt động của doanh nghiệp luôn được đánh giá cao và có vai trò quyết định đối với sự liên kết và phát triển du lịch. Đỉnh Yên Tử được coi là nóc nhà chung của 3 tỉnh: Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương. Với đặc điểm tương đồng, cùng chứa đựng hệ thống các di sản liên quan đến Phật Hoàng Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, tiềm năng sẵn có về truyền thống văn hoá lịch sử và điều kiện tự nhiên, nếu giải quyết tốt bài toán liên kết cùng phát triển du lịch sẽ tạo nên sự đột biến, chuyển mình mạnh mẽ trong công cuộc phát triển kinh tế của các địa phương cũng như du lịch. Vấn đề đặt ra là phải có một hệ thố...

  • Article


  • Authors: Đặng, Thị Phương Anh (2019)

  • Phát triển du lịch cộng đồng đang được coi là một xu hướng giúp các địa phương có nguồn lực tài nguyên phong phú cải thiện điều kiện kinh tế và văn hóa xã hội. Sự phát triển này sẽ đi ngược lại quan điểm phát triển bền vững nếu địa phương không có biện pháp quản lý phù hợp. Bài viết đề xuất mô hình quản lý tham dự nhằm xác định rõ vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan đến việc vận hành các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Tây Giang - một huyện miền núi phía tây tỉnh Quảng Nam, nơi có tiềm năng du lịch to lớn từ nguồn tài nguyên tự nhiên và giá trị văn hóa tộc người Cơ Tu. Tại đây, chính quyền và người dân địa phương đang từng bước xây dựng kế hoạch phát triển du lịch dựa vào cộng đồng.

  • Article


  • Authors: Hồ, Thị Thu Hà (2019)

  • Cho đến nay, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về ca dao - dân ca từng địa phương, từng vùng miền, nhất là về phương diện thi pháp. Bài viết có thể coi là một đóng góp nhỏ cho sự thiếu hụt đó. Qua việc tìm hiểu cách gieo vần và giá trị biểu đạt của nghệ thuật gieo vần trong ca dao - dân ca xứ Nghệ, có thể thấy các thi sĩ bình dân nơi đây không chỉ thể hiện sự linh hoạt, mềm dẻo, mà còn tỏ ra khá táo bạo, thậm chí còn hơi bất chấp trong việc sáng tạo yếu tố thi luật này. Vần thơ là một phương tiện nghệ thuật góp phần tạo nên một diện mạo khá khác lạ cho ca dao - dân ca xứ Nghệ. Thay vì chỉ hướng tới vẻ đẹp chuẩn mực của thi ca, ca dao - dân ca vùng này dường như luôn có xu hướng vươn tới sự đột phá để làm nên vẻ đẹp ít trau chuốt, thô phác, gân guốc nhưng chắc khoẻ và rắn rỏi. Vẻ đẹp đó, ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thành Nam (2020)

  • Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, tiếng Anh trở thành ngoại ngữ quan trọng trên toàn thế giới. Ở nhiều quốc gia, việc dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ đã trở thành một nguồn tài nguyên có thể được sản xuất, kiểm soát, phân phối và mang lại nhiều giá trị từ cả phía người học và người dạy. Về cơ bản, TEFL tourism là sự kết hợp giữa hai khái niệm “du lịch” và “giảng dạy tiếng Anh”, hình thức này ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu về giáo viên dạy tiếng Anh trên toàn cầu. Bài viết bàn luận cách hiểu về du lịch TEFL, các đặc trưng cơ bản, một số nội dung chủ yếu và sự phát triển của du lịch TEFL trên toàn cầu, cũng như xu thế lựa chọn Việt Nam như một điểm đến.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Yên (2020)

  • Then là một nghi lễ Shaman của người Tày, tộc người thiểu số cư trú tập trung ở miền núi phía Bắc Việt Nam. Nghi lễ Then có sự tham gia của nhiều thành tố nghệ thuật như ngôn từ, âm nhạc, múa, trang trí, sắp đặt… Bằng việc mô tả cuộc hành trình tưởng tượng đi vào thế giới ba tầng (Trời, Đất, Nước) thông qua nghệ thuật trình diễn nghi lễ Shaman của thầy Then, bài viết không chỉ phác họa đời sống tâm linh của người Tày mà còn chỉ ra mối liên hệ so sánh giữa thế giới ba tầng trong nghi lễ Then của người Tày (ban thờ, vật biểu tượng, màu sắc, nghệ thuật trình diễn…) với tín ngưỡng Tam, Tứ phủ của người Kinh, qua đó cho thấy những biểu hiện của giao lưu văn hóa, tín ngưỡng giữa người Tày và người Kinh.

  • Article


  • Authors: Đinh, Công Tuấn (2020)

  • Đối với mỗi làng nghề truyền thống, sản phẩm được coi là yếu tố cốt lõi tạo nên thương hiệu đặc trưng gắn với văn hóa của địa phương, vùng miền. Quá trình tồn tại và phát triển của các làng nghề từ truyền thống đến đương đại cũng đồng thời là quá trình vận động, biến đổi không ngừng về mọi mặt của làng nghề, trong đó có yếu tố sản phẩm. Nghiên cứu một số làng nghề truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh cho thấy có sự biến đổi không ngừng từ loại hình, kiểu dáng đến mẫu mã mang tính đa dạng, phong phú của sản phẩm. Sự biến đổi của các loại hình sản phẩm tại làng nghề truyền thống là tất yếu để phù hợp với mọi nhu cầu khác nhau của cộng đồng trong xã hội đương đại.

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Tuyết Mai (2020)

  • Lễ hội Đền Hùng gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương mang ý nghĩa biểu tượng về nguồn gốc dân tộc Việt Nam. Trải qua các thời kỳ lịch sử, lễ hội Đền Hùng từ lễ hội làng gắn với những sinh hoạt văn hóa tinh thần của cộng đồng địa phương ở Phú Thọ đã trở thành Quốc lễ. Trong bối cảnh hiện nay, để lễ hội Đền Hùng thực sự là hình mẫu của lễ hội Quốc gia tiêu biểu trong hệ thống lễ hội truyền thống Việt Nam, công tác bảo tồn và phát huy cần có các giải pháp phù hợp.

  • Article


  • Authors: Đặng, Hoài Thu; Nguyễn, Thị Thanh Mai (2020)

  • GS.TS. Ngô Đức Thịnh được coi là “một cây đại thụ trong giới nghiên cứu văn hóa Việt Nam”. Ông là một trong những nhà nghiên cứu dân tộc học hàng đầu, người khai mở trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa các dân tộc và dành nhiều tâm huyết cho việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Đặc biệt, ông là chuyên gia hàng đầu về đạo Mẫu, người góp phần quan trọng đưa thực hành tín ngưỡng Tam phủ của người Việt trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. GS.TS. Ngô Đức Thịnh còn là một nhà quản lý mẫu mực, một người thầy đức độ, tận tâm, luôn nhã nhặn, ân cần với đồng nghiệp và các thế hệ học trò. Bài viết khẳng định những đóng góp quan trọng, to lớn của ông trong việc xây dựng chuyên ngành nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam nói ...

  • Article


  • Authors: Ngô, Văn Giá (2020)

  • Với mục đích hệ thống, nghiên cứu các tác phẩm văn chương viết về biển đảo nhằm cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan về cảm thức biển đảo trong tác phẩm văn học từ đầu thế kỷ XX đến nay, từ đó hướng tới truyền tải và khơi gợi tình cảm gắn kết, trân quý các giá trị cùng niềm tự hào về biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Bài viết phân tích, đánh giá, luận giải một số khía cạnh chủ yếu của cảm thức văn hóa biển đảo trong Văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX đến nay nhìn từ diễn trình và nhìn từ giá trị, biểu tượng văn hóa. Tiếp cận vấn đề từ diễn trình lịch sử văn học, với hệ quy chiếu là các giá trị văn hóa được biểu hiện và kết tinh trong/qua tác phẩm thơ văn, chúng tôi cho rằng biển/đảo đã trở thành biểu tượng có tính khái quát, về cơ bản biểu đạt 4 bình diện ý nghĩa: kh...