Search

Current filters:





Current filters:





Refine By:

Search Results

  • previous
  • 1
  • next
Results 1-4 of 4 (Search time: 0.004 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Yên (2023)

  • Tín ngưỡng Tứ phủ của người Việt được hình thành lâu dài trong diễn trình lịch sử, gắn với những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, góp phần làm nên nét đặc trưng cho văn hóa tín ngưỡng Việt Nam. Tuy nhiên, từ sau khi được ghi danh là Di sản Văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, nảy sinh không ít các vấn đề liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ và phát huy tín ngưỡng này. Bài viết này phân tích quan điểm của UNESCO về vai trò của nhà nước và cộng đồng trong bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể và việc vận dụng vào chính sách bảo vệ di sản văn hóa của Việt Nam. Trên cơ sở đó, chúng tôi thảo luận các vấn đề nảy sinh từ thực tiễn quản lý, bảo vệ, phát huy di sản văn hóa thực hành tín ngưỡng Tứ phủ từ sau khi ghi danh qua các vấn đề: xác định giá trị d...

  • Article


  • Authors: Sơn, Chanh Đa (2023)

  • Bà-la-môn giáo là tôn giáo sớm du nhập và có nhiều ảnh hưởng trong đời sống văn hóa tinh thần của người Khmer ở Nam Bộ. Mặc dù hiện nay, Bà-la-môn giáo không còn giữ vị trí, vai trò chủ đạo trong đời sống văn hóa tâm linh của người Khmer ở Nam Bộ, nhưng những biểu tượng của tôn giáo này vẫn còn được lưu giữ và để lại dấu ấn đậm nét, đặc biệt là trong lễ hội “Vào năm mới” thông qua các biểu tượng thần bốn mặt, các nữ thần chủ quản năm mới và biểu tượng núi cát. Những biểu tượng tôn giáo này không chỉ cho thấy quá trình ảnh hưởng, tiếp biến văn hóa Ấn Độ của người Khmer, mà còn chứa đựng những giá trị to lớn về văn hóa, đạo đức, tâm linh

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thành Nam (2023)

  • Ở một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo như Việt Nam, tôn giáo luôn là vấn đề có tính thời sự, giải quyết tốt vấn đề này, sẽ là tiền đề giữ vững ổn định chính trị, an toàn xã hội, phát triển bền vững đất nước. Bài viết tìm hiểu quá trình nhận thức của Đảng và Nhà nước Việt Nam về nguồn lực tôn giáo, bước đầu đưa ra khái niệm nguồn lực tôn giáo, làm rõ nguồn lực tôn giáo với ba lĩnh vực cơ bản là nguồn lực con người, nguồn lực tinh thần và nguồn lực vật chất. Từ đó, bài viết đưa ra một số giải pháp để phát huy vai trò của nguồn lực tôn giáo trong phát triển văn hóa - xã hội ở Việt Nam hiện nay.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Lệ Quyên; Nguyễn, Thị Mỹ Hạnh (2023)

  • Thông qua nghiên cứu trường hợp cụ thể là chùa Bái Đính cổ, bài viết phân tích sự dung hợp giữa Phật giáo và các tín ngưỡng dân gian Việt Nam, thể hiện qua hệ thống tượng thờ và kết cấu kiến trúc của ngôi chùa này. Chùa Bái Đính cổ không chỉ là một ngôi chùa thờ Phật, mà thực sự là một quần thể bao gồm chùa thờ Phật - đền thờ Thần/Thánh. Sự dung hợp văn hóa tín ngưỡng này bắt nguồn từ nhiều yếu tố, trong đó, có yếu tố thuộc về văn hóa của người Việt (tinh thần khoan dung văn hóa), gắn với đặc điểm của vùng đất Ninh Bình, có những yếu tố thuộc về đặc trưng của Phật giáo Việt Nam. Sự dung hợp giữa Phật giáo và các tín ngưỡng dân gian Việt Nam đã góp phần làm nên đặc trưng căn cốt cho Phật giáo nói riêng và tôn giáo - tín ngưỡng nói chung của Việt Nam xưa và nay.

  • previous
  • 1
  • next