Search

Current filters:





Current filters:





Refine By:

Search Results

Results 31-33 of 33 (Search time: 0.006 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Trần, Thị Tuyết Mai; Lê, Thị Kim Loan (2023)

  • Xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp (KCN) là nhiệm vụ quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong thời gian qua, công tác xây dựng đời sống văn hóa công nhân tại các KCN đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Song, nhìn chung, đời sống văn hóa công nhân tại các KCN vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, mức hưởng thụ văn hóa của công nhân còn hạn chế. Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng đời sống văn hóa của công nhận tại các KCN hiện nay, bài viết chỉ ra rằng, việc nâng cao đời sống văn hóa của công nhân tại các KCN là nhiệm vụ quan trọng, lâu dài, cần được thực hiện bằng những giải pháp đồng bộ, có tính khả thi trong đời sống thực tiễn

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Lệ Quyên; Nguyễn, Thị Mỹ Hạnh (2023)

  • Thông qua nghiên cứu trường hợp cụ thể là chùa Bái Đính cổ, bài viết phân tích sự dung hợp giữa Phật giáo và các tín ngưỡng dân gian Việt Nam, thể hiện qua hệ thống tượng thờ và kết cấu kiến trúc của ngôi chùa này. Chùa Bái Đính cổ không chỉ là một ngôi chùa thờ Phật, mà thực sự là một quần thể bao gồm chùa thờ Phật - đền thờ Thần/Thánh. Sự dung hợp văn hóa tín ngưỡng này bắt nguồn từ nhiều yếu tố, trong đó, có yếu tố thuộc về văn hóa của người Việt (tinh thần khoan dung văn hóa), gắn với đặc điểm của vùng đất Ninh Bình, có những yếu tố thuộc về đặc trưng của Phật giáo Việt Nam. Sự dung hợp giữa Phật giáo và các tín ngưỡng dân gian Việt Nam đã góp phần làm nên đặc trưng căn cốt cho Phật giáo nói riêng và tôn giáo - tín ngưỡng nói chung của Việt Nam xưa và nay.

  • Article


  • Authors: Vũ, Hồng Thuật (2023)

  • Giấy bản (còn gọi là giấy dó) là loại hình di sản văn hóa dân gian của người Dao đỏ ở Hà Giang. Trải qua vài trăm năm, đồng bào đã gìn giữ, trao truyền, kế tục, phát triển nghề làm giấy thủ công truyền thống ngày càng phát triển. Kỹ thuật làm giấy của người Dao khá phức tạp, nó đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm: từ quy trình khai thác, chế biến nguyên liệu đến kỹ thuật làm giấy đều phái rất lành nghề. Bằng phương pháp tiếp cận nghiên cứu nhân học văn hóa, bài viết khảo tả các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội, phong tục tập quán gắn với nghề làm giấy thủ công và việc sử dụng sản phẩm trong đời sống cộng đồng, từ đó làm cơ sở khoa học nhận diện di sản văn hóa giấy của người Dao đỏ hiện nay