Search

Current filters:



Current filters:



Refine By:

Search Results

Results 31-40 of 66 (Search time: 0.006 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Tiến Dũng (2020)

  • Hiện nay, “lợi ích quốc gia” là một khái niệm rộng và nội hàm thuật ngữ còn có nhiều khác biệt trong quan điểm của các học giả, các nhà nghiên cứu ở trong và ngoài nước. Trước một lý thuyết còn là chủ đề tranh luận của nhiều học giả, theo chúng tôi, vấn đề nên được tiếp cận dưới nhiều góc độ, và bài viết này xin giới thiệu những nét căn bản về lý thuyết “lợi ích quốc gia” từ góc nhìn lịch sử và văn hóa chính trị.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thành Nam (2020)

  • Hà Lan là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về thu hút khách du lịch quốc tế nhờ vị trí thuận lợi, nhiều cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, các biểu tượng văn hóa độc đáo, cũng như các chính sách phát triển du lịch hợp lý. Hà Lan đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu cho nhiều điểm đến du lịch, trong đó có làng du lịch Zaanse Schans, nằm ở gần trung tâm thủ đô Amsterdam. Làng du lịch này hấp dẫn vì nó giống như một bảo tàng sống động về văn hóa nông thôn quốc gia, được thiết kế khéo léo, kết hợp với cách làm du lịch có định hướng của chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư. Bài học về sự phát triển du lịch ở làng Zannse Schans cung cấp một số gợi mở cho sự phát triển các làng du lịch ở Thủ đô Hà Nội trong bối cảnh hiện nay như: vấn đề quy hoạch làng, sắp...

  • Article


  • Authors: Trương, Sỹ Tâm; Lê, Hồng Thanh (2020)

  • Khoảng hơn chục năm trở lại đây, du lịch dựa vào cộng đồng bắt đầu xuất hiện và dần phát triển ở Việt Nam, gắn với việc khai thác và phát huy bản sắc văn hóa độc đáo của cộng đồng. Được triển khai từ năm 2012, mô hình du lịch dựa vào cộng đồng của dân tộc Cơ Tu tại xã Ta-Bhing, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam được định hướng phát triển theo hướng bền vững, chú trọng đến việc bảo vệ môi trường, phục hồi và phát huy giá trị văn hóa truyền thống người Cơ Tu. Trên cơ sở các kết quả điền dã dân tộc học, bài viết phân tích thực trạng hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng của dân tộc Cơ Tu tại xã Ta-Bhing; áp dụng khung phân tích SWOT chỉ ra cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu cũng như một số vấn đề đặt ra đối với du lịch cộng đồng nơi đây

  • Article


  • Authors: Ngô, Văn Giá (2020)

  • Với mục đích hệ thống, nghiên cứu các tác phẩm văn chương viết về biển đảo nhằm cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan về cảm thức biển đảo trong tác phẩm văn học từ đầu thế kỷ XX đến nay, từ đó hướng tới truyền tải và khơi gợi tình cảm gắn kết, trân quý các giá trị cùng niềm tự hào về biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Bài viết phân tích, đánh giá, luận giải một số khía cạnh chủ yếu của cảm thức văn hóa biển đảo trong Văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX đến nay nhìn từ diễn trình và nhìn từ giá trị, biểu tượng văn hóa. Tiếp cận vấn đề từ diễn trình lịch sử văn học, với hệ quy chiếu là các giá trị văn hóa được biểu hiện và kết tinh trong/qua tác phẩm thơ văn, chúng tôi cho rằng biển/đảo đã trở thành biểu tượng có tính khái quát, về cơ bản biểu đạt 4 bình diện ý nghĩa: kh...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Đình Lâm (2020)

  • Trong mỗi công trình khoa học, nhất là công trình theo hướng nghiên cứu cơ bản, người nghiên cứu phải đồng thời sử dụng ba nhóm phương pháp là phương pháp luận, phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu để nhìn nhận, triển khai vấn đề được phát hiện. Về bản chất, ba nhóm phương pháp này có những khác biệt tương đối, song giữa chúng luôn có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu cho một công trình khoa học, về phương pháp luận, chúng ta phải đặt đối tượng nghiên cứu trong mối tương quan đa chiều: quan hệ sự vật, sự việc, không gian, thời gian, con người; hướng lựa chọn cách/phương pháp tiếp cận; và trên cơ sở đó, xác định phương pháp nghiên cứu để giải quyết mục tiêu đặt ra.

  • Article


  • Authors: Phùng, Quốc Hiếu; Đoàn, Văn Thắng (2020)

  • Thương hiệu du lịch di sản văn hóa có vai trò quan trọng trong việc để di sản tham gia vào sự phát triển của đời sống đương đại, cũng như tạo nguồn lực cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Bên cạnh đó, phát triển thương hiệu du lịch di sản văn hóa sẽ thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm du lịch, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh, mang lại lợi ích cho chính quyền, cộng đồng, doanh nghiệp và cả du khách. Do đó, cần tìm ra phương thức để nâng cao vai trò của các bên liên quan trong vấn đề phát triển thương hiệu du lịch di sản văn hóa như một cách thức quản lý để mang lại nhiều lợi ích cho di sản

  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2020)

  • Mục tiêu xây dựng nông thôn mới mà Đảng và Nhà nước ta đề ra thực chất là xây dựng các làng, xã, ấp, bản có cuộc sống no đủ, văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh. Vì vậy, đi đôi với nâng cao đời sống kinh tế - xã hội, việc nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống có ý nghĩa rất quan trọng. Việt Nam là đất nước của 54 dân tộc, trong đó 53 dân tộc thiểu số hầu hết sinh sống ở vùng nông thôn nơi biên viễn xa xôi của Tổ quốc. Vậy nên, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số có vai trò vô cùng quan trọng đối với công cuộc xây dựng nông thôn mới nói riêng và trong sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam nói chung.

  • Article


  • Authors: Đinh, Thị Vân Chi (2020)

  • Công chúng nghệ thuật là những cá nhân, nhóm xã hội hoặc cộng đồng những người thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật. Họ thường được chia thành nhiều nhóm, theo lứa tuổi, theo nghề nghiệp, trình độ học vấn, vùng/miền, khả năng kinh tế… Công chúng là cái đích để tác giả hướng tới mà sáng tạo, là người quyết định sự tồn vong của tác phẩm nghệ thuật, thậm chí cả sự tồn vong của tác giả với tư cách nghệ sĩ. Tuy nhiên, chỉ bộ phận công chúng nào chi tiền để thưởng thức nghệ thuật thì mới có tác động định hướng phát triển nghệ thuật. Hiện nay ở Việt Nam, bộ phận công chúng chi phối thị trường nghệ thuật là nhóm những người trẻ, có trình độ học vấn THPT hoặc đại học, là công chức nhà nước hoặc chưa đi làm, và có mức sống trung bình. Tuy nhiên, năng lực cảm thụ nghệ thuật của nh...

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Khánh Ly (2020)

  • Đầu thế kỷ XXI, ngoại giao văn hóa được các quốc gia đặc biệt chú trọng vì khả năng giải quyết nhiều thách thức lớn của thời đại theo hướng bền vững và có hiệu quả lâu dài. Ngày 14/2/2011, Chính phủ Việt Nam ban hành “Chiến lược ngoại giao văn hóa hướng đến năm 2020”. Đây được coi là thành tựu quan trọng của ngoại giao văn hóa Việt Nam hiện đại. Trên cơ sở đó, Việt Nam từng bước chuẩn hóa các tiêu chí và hoạt động ngoại giao trên lĩnh vực văn hóa, đưa ngoại giao văn hóa trở thành bộ phận quan trọng trong nền ngoại giao quốc gia với nhiều thành tựu và triển vọng phát triển mới.

  • Article


  • Authors: Đặng, Thị Tuyết (2020)

  • Mở cửa, hội nhập đang là câu chuyện diễn ra sôi động trên toàn cầu. Nó tác động tới mọi lĩnh vực, trong đó phong phú và phức tạp nhất là văn hóa. Sự thay đổi thang bậc giá trị của xã hội hiện đại ngày nay không thể không nói tới sự tác động của quá trình giao lưu văn hóa, trong đó có vai trò quan trọng của văn hóa đại chúng. Văn hóa Việt Nam hội lưu được với dòng chảy văn hóa đương đại, dân chủ hóa trong việc thụ hưởng cũng như giúp cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực… là điều không thể phủ nhận mà văn hóa đại chúng đã mang lại. Nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều hệ lụy bởi tính không đồng nhất, phức tạp của văn hóa đại chúng, như làm mai một, tan vỡ hệ giá trị văn hóa dân tộc, phản văn hóa, xâm lăng văn hóa…