Search

Current filters:



Current filters:



Refine By:

Search Results

Results 11-20 of 66 (Search time: 0.006 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Lê, Hồng Lý (2020)

  • Lễ hội dân gian Việt Nam với số lượng lên đến 7.039 trong tổng số gần 8.000 lễ hội, lại trải rộng khắp các làng quê, vùng miền trên cả nước cho thấy đây là một tiềm năng vô cùng to lớn cho phát triển du lịch. Du lịch lễ hội là hình thức du lịch tổng hợp, đáp ứng được cùng lúc nhiều nhu cầu của con người. Ngoài việc đi hội như một nhu cầu tâm linh không thể thiếu được của người Việt Nam, thì đi hội còn là một sự khám phá về di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, đặc sản văn hóa, ẩm thực,... của mỗi địa phương. Do vậy, du lịch lễ hội là một nguồn lực không nhỏ cho sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa đối với việc phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế thị trường, việc biến di sản văn hóa thành một tài sản kinh tế phục v...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Tiến; Nguyễn, Thị Kim Thìn (2020)

  • Đình làng là hình ảnh tiêu biểu ở mỗi làng quê Việt Nam. Thời quân chủ chuyên chế, đình làng thực hiện 3 chức năng là: hành chính, tôn giáo và văn hóa. Ngày nay, đình làng chủ yếu thực hiện chức năng tôn giáo (tức là nơi thờ thành hoàng làng). Theo quan niệm của người dân, để bảo vệ an toàn cho khu vực tôn nghiêm, người ta thường đặt ở cửa ra vào nơi thờ cúng những con vật thiêng. Trong vài năm gần đây do thiếu hiểu biết về linh vật, người dân đã đem cúng tiến hoặc tiếp nhận cả những linh vật không thuộc linh vật Việt và còn được gọi là linh vật ngoại lai. Bài viết nhằm xác định linh vật Việt tại các ngôi đình đã được xếp hạng là di tích cấp quốc gia trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Article


  • Authors: Vũ, Diệu Trung (2020)

  • Nhiều học giả cho rằng, hằng số văn hóa của người Việt chính là nông nghiệp lúa nước, người nông dân và yếu tố xóm làng. Để thích ứng với môi trường tự nhiên và xã hội, con người đã sáng tạo ra lối sống, chuẩn mực và văn hóa ứng xử nhất định. Mỗi vùng, tiểu vùng văn hóa với những hằng số văn hóa riêng lại có những dấu ấn văn hóa đặc trưng. Qua những tư liệu khảo sát, nghiên cứu về đặc trưng văn hóa, tín ngưỡng của các tiểu vùng ở châu thổ sông Hồng1, bài viết phác họa một phần diện mạo tín ngưỡng cầu nước, cầu mưa, qua đó cho thấy tính “lưỡng thế” trong văn hóa ứng xử của người Việt. Từ khóa: Châu thổ sông Hồng, tín ngưỡng, cầu nước, cầu mưa

  • Article


  • Authors: Ngô, Văn Phong; Lê, Tuấn Dung (2020)

  • Năm 2010, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã quyết định mở chuyên ngành Viết báo trong ngành Sáng tác văn học thuộc Khoa Viết văn, Báo chí (tiền thân là Trường Viết văn Nguyễn Du). Năm 2016, chuyên ngành Viết báo được nâng lên thành ngành Báo chí. Có thể nói, thực tiễn đời sống báo chí đã có những biến động không ngừng, đặc biệt trước sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Vì vậy, việc nhận thức đúng, trúng các vấn đề đặt ra và điều chỉnh chương trình đào tạo ngành Báo chí trong bối cảnh hiện nay sẽ góp phần quan trọng trong mục tiêu phát triển đào tạo bền vững của nhà trường, đồng thời đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động cho lĩnh vực báo chí.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Kim (2020)

  • Sống quần tụ ở vùng cao nguyên, trong tâm thức của người Êđê và các tộc người Tây Nguyên, nước được coi là nguồn sống, là động năng phát triển kinh tế, văn hóa. Tự bao đời, nước là nguồn tài nguyên cơ bản, là tài sản vô giá của người Tây Nguyên. Với người Êđê, việc có được nguồn nước trong mát là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc quyết định thiết lập buôn làng. Từ các chất liệu khai thác trong một số bộ sử thi và luật tục Êđê, bài viết tập trung phân tích vai trò của nước với cuộc sống, hoạt động kinh tế, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng. Người Êđê và các tộc người Tây Nguyên luôn sùng vọng thần Nước (Yang êa) và có cả một hệ thống nghi lễ tôn vinh thần Nước, trong đó lễ cúng bến nước được coi là lễ trọng. Truyền nối qua các thế hệ, người Êđê luôn có ...

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Tuyết Mai (2020)

  • Lễ hội Đền Hùng gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương mang ý nghĩa biểu tượng về nguồn gốc dân tộc Việt Nam. Trải qua các thời kỳ lịch sử, lễ hội Đền Hùng từ lễ hội làng gắn với những sinh hoạt văn hóa tinh thần của cộng đồng địa phương ở Phú Thọ đã trở thành Quốc lễ. Trong bối cảnh hiện nay, để lễ hội Đền Hùng thực sự là hình mẫu của lễ hội Quốc gia tiêu biểu trong hệ thống lễ hội truyền thống Việt Nam, công tác bảo tồn và phát huy cần có các giải pháp phù hợp.

  • Article


  • Authors: Phạm, Ngọc Khuê (2020)

  • Trong bức tranh tổng thể của ca khúc Việt Nam những năm gần đây, thể loại ca khúc dân gian đương đại mang giá trị sáng tạo văn hóa độc đáo, có thể coi như một nhịp cầu, nối giữa quá khứ và hiện tại trên phương diện văn hóa nghệ thuật. Đây là một hướng đi đúng đắn, mang lại nhiều thành công cho các nhạc sỹ/ca sỹ trẻ, khi kết hợp giữa tinh hoa âm nhạc truyền thống với những phương pháp sáng tác, kỹ thuật biểu diễn âm nhạc của thế giới, để sáng tạo và trình diễn một thể loại ca khúc mang hơi thở thời đại và bản sắc văn hóa Việt Nam. Bài viết mong muốn mang đến một cái nhìn chân thực, khách quan về ca khúc dân gian đương đại trong giai đoạn hiện nay và chỉ ra một số vấn đề về phong cách thể hiện được rút ra từ kinh nghiệm thực tiễn biểu diễn ca khúc dân gian đương đại của ...

  • Article


  • Authors: Đỗ, Trần Phương (2020)

  • Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch không chỉ hướng tới mục tiêu thỏa mãn tối đa nhu cầu của du khách về khám phá, thẩm nhận những giá trị văn hóa vật thể cũng như cảnh quan thiên nhiên, mà còn quan tâm đến tác động của du lịch đến cộng đồng và tài nguyên môi trường. Huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng có nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch này. Bài viết này tập trung phân tích tiềm năng, thực trạng hoạt động du lịch tại Cát Hải từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển du lịch cộng đồng tại nơi đây.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Hữu Nghĩa (2020)

  • Hiện nay, để xây dựng và phát triển thư viện theo hướng hiện đại hóa, một số trường đại học tại Việt Nam đã có những đầu tư nhất định về công nghệ thông tin hỗ trợ hoạt động nghiệp vụ thư viện. Tuy nhiên, việc triển khai và tổ chức các không gian đọc, học tập, kết hợp giữa những hoạt động hỗ trợ học tập còn chưa được chú trọng. Bài viết tập trung phân tích việc đổi mới không gian học tập chung tại các thư viện đại học; kết nối các không gian trong thư viện nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong việc thu hút người dùng tin tới sử dụng sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu khoa học và tự đào tạo tại các thư viện đại học.

  • Article


  • Authors: Nghiêm, Thị Thanh Nhã (2020)

  • Trong Từ điển tiếng Việt, mỹ thuật (Fine Arts) được hiểu là hội họa và điêu khắc, còn nghệ thuật thì được hiểu là những môn nghệ thuật khác như sân khấu, điện ảnh, múa, ca hát... Từ nửa cuối thế kỷ XX, sự phát triển của các quan niệm thẩm mỹ mới, các trào lưu mỹ thuật đều gắn với từ Nghệ thuật (Art) dẫn đến sự chồng chéo, trùng lặp, gây hiểu lầm trong tiếng Việt và trong nghiên cứu mỹ thuật. Bắt đầu từ việc giới thuyết khái niệm mỹ thuật với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, bài viết làm rõ sự phát triển của mỹ thuật trong thế kỷ XX, từ đó cho thấy sự biến đổi của nội hàm khái niệm này.