Search

Current filters:



Current filters:



Refine By:

Search Results

Results 21-30 of 32 (Search time: 0.012 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Hải Yến; Đỗ, Trần Phương (2019)

  • Du lịch cộng đồng hiện nay đang được xem là xu hướng của phát triển du lịch bền vững, là một phương thức phát triển du lịch rất hiệu quả, nó không chỉ mang lại nhiều lợi ích kinh tế mà còn góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của địa phương. Trên cả nước có rất nhiều địa phương đã áp dụng thành công mô hình du lịch cộng đồng. Bài viết đi sâu phân tích thực trạng phát triển du lịch tại làng cổ Đường Lâm - một di sản cấp quốc gia đặc biệt và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng để du lịch Đường Lâm phát triển bền vững và tương xứng với tiềm năng vốn có của nó.

  • Article


  • Authors: Lâm, Thị Mỹ Dung; Chu, Lâm Anh (2019)

  • Lưu vực sông Thu Bồn, theo nghiên cứu cho đến nay, là nơi tập trung đậm đặc nhất dấu tích của các cộng đồng cư dân sinh sống từ cách ngày nay trên 3.000 năm. Nhờ những nỗ lực của các bên: chính quyền - cộng đồng - nhà nghiên cứu mà những giá trị tiêu biểu của các di sản vật thể (di tích và di vật khảo cổ học Sa Huỳnh - Champa) đã và đang được bảo tồn, bảo vệ, sử dụng và phát huy khá hiệu quả. Tuy nhiên, quá trình phát triển với những tác động hai mặt của đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, biến đổi khí hậu và môi trường tự nhiên,… đem lại những thách thức lớn đối với sự tồn vong của di sản vật thể nói chung và di sản khảo cổ nói riêng. Để phát triển và bảo tồn tương hỗ cho nhau, cần phải xây dựng những kế hoạch và chiến lược dài hơi dựa trên cơ sở pháp lý quốc gia, quốc tế,...

  • Article


  • Authors: Dương, Thị Thùy Vân; Nguyễn, Văn Quảng (2019)

  • Khu vực bên ngoài kinh thành Huế là nơi tọa lạc của nhiều ngôi nhà vườn đặc trưng qua bao đời. Trong đó, hệ thống nhà vườn truyền thống tại phường Thủy Biều, phường Vỹ Dạ và phường Thủy Xuân cạnh trung tâm thành phố đang có những biến đổi nhanh chóng do chịu tác động trực tiếp từ quá trình đô thị hóa và biến đổi khí hậu. Việc nghiên cứu tổng quát và chỉ ra các yếu tố gây nên sự biến đổi không gian nhà vườn truyền thống Huế sẽ giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về giá trị của những ngôi nhà vườn cổ. Dựa trên cơ sở đó, bài viết đề xuất những giải pháp khả thi có thể bảo tồn và phát huy giá trị không gian nhà vườn truyền thống ở khu vực này

  • Article


  • Authors: Đỗ, Thị Thu Thủy (2019)

  • Một trong những đặc điểm của tiểu thuyết lịch sử nhìn từ phương pháp sáng tác là sự kết hợp giữa tính chân thực khách quan của lịch sử với khả năng hư cấu, tưởng tượng để mỗi câu chuyện, nhân vật hiện lên trong tác phẩm như một chỉnh thể nghệ thuật sống động, không chỉ là hình ảnh thuộc về quá khứ mà còn là “tấm gương” phản chiếu những vấn đề hiện tồn của con người và đời sống xã hội. Là một anh hùng dân tộc, sự nghiệp chính trị gắn liền với triều đại Tây Sơn và giai đoạn bão táp của lịch sử những năm cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, Quang Trung - Nguyễn Huệ trở thành nhân vật trong một số tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ trung đại đến hiện đại, trong đó đáng kể nhất là hai tác phẩm: Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác và Gió lửa của Nam Dao. Phân tích mối tương quan giữa yếu tố...

  • Article


  • Authors: Bùi, Thanh Thủy (2019)

  • Liên kết là xu thế tất yếu, mang tính quy luật khách quan đối với phát triển du lịch nói chung và phát triển vùng du lịch nói riêng. Trong đó hiệu quả du lịch và hoạt động của doanh nghiệp luôn được đánh giá cao và có vai trò quyết định đối với sự liên kết và phát triển du lịch. Đỉnh Yên Tử được coi là nóc nhà chung của 3 tỉnh: Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương. Với đặc điểm tương đồng, cùng chứa đựng hệ thống các di sản liên quan đến Phật Hoàng Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, tiềm năng sẵn có về truyền thống văn hoá lịch sử và điều kiện tự nhiên, nếu giải quyết tốt bài toán liên kết cùng phát triển du lịch sẽ tạo nên sự đột biến, chuyển mình mạnh mẽ trong công cuộc phát triển kinh tế của các địa phương cũng như du lịch. Vấn đề đặt ra là phải có một hệ thố...

  • Article


  • Authors: Đặng, Thị Phương Anh (2019)

  • Phát triển du lịch cộng đồng đang được coi là một xu hướng giúp các địa phương có nguồn lực tài nguyên phong phú cải thiện điều kiện kinh tế và văn hóa xã hội. Sự phát triển này sẽ đi ngược lại quan điểm phát triển bền vững nếu địa phương không có biện pháp quản lý phù hợp. Bài viết đề xuất mô hình quản lý tham dự nhằm xác định rõ vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan đến việc vận hành các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Tây Giang - một huyện miền núi phía tây tỉnh Quảng Nam, nơi có tiềm năng du lịch to lớn từ nguồn tài nguyên tự nhiên và giá trị văn hóa tộc người Cơ Tu. Tại đây, chính quyền và người dân địa phương đang từng bước xây dựng kế hoạch phát triển du lịch dựa vào cộng đồng.

  • Article


  • Authors: Hồ, Thị Thu Hà (2019)

  • Cho đến nay, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về ca dao - dân ca từng địa phương, từng vùng miền, nhất là về phương diện thi pháp. Bài viết có thể coi là một đóng góp nhỏ cho sự thiếu hụt đó. Qua việc tìm hiểu cách gieo vần và giá trị biểu đạt của nghệ thuật gieo vần trong ca dao - dân ca xứ Nghệ, có thể thấy các thi sĩ bình dân nơi đây không chỉ thể hiện sự linh hoạt, mềm dẻo, mà còn tỏ ra khá táo bạo, thậm chí còn hơi bất chấp trong việc sáng tạo yếu tố thi luật này. Vần thơ là một phương tiện nghệ thuật góp phần tạo nên một diện mạo khá khác lạ cho ca dao - dân ca xứ Nghệ. Thay vì chỉ hướng tới vẻ đẹp chuẩn mực của thi ca, ca dao - dân ca vùng này dường như luôn có xu hướng vươn tới sự đột phá để làm nên vẻ đẹp ít trau chuốt, thô phác, gân guốc nhưng chắc khoẻ và rắn rỏi. Vẻ đẹp đó, ...

  • Article


  • Authors: Đỗ, Thị Thu Thủy (2019)

  • Đào tạo viết văn đã có truyền thống ở Việt Nam, gắn với lịch sử 40 năm hình thành, phát triển của Trường Viết văn Nguyễn Du, nay là khoa viết văn, báo chí thuộc Trường đại học văn hóa Hà Nội. Trước yêu cầu thực tiễn đổi mới căn bản giáo dục đào tạo và xu thế hội nhập, toàn cầu hóa, việc xác định mục tiêu, chương trình đào tại theo hường cập nhập, hiện đại, hiệu quả vừa là đòi hỏi tất yếu đối với các ngành đào tại nói chung, đồng thời mở ra triển vọng duy trì, phát triển ngành học vấn mang tính đặc thù, có bề đày truyền thống này ở Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Trần,Bạch Dương (2019)

  • Âm nhạc dân gian Mường hiện còn lưu truyền một thể loại dàn nhạc có tên gọi “Cò ke ôống kháo”. Các thành viên của dàn nhạc này là những người có năng khiếu bẩm sinh, có đam mê nghệ thuật và phải trải qua một quá trình nỗ lực rèn luyện, tu dưỡng để trở thành nghệ nhân. Cộng đồng Mường kính trọng họ, coi họ là những người tài giỏi, hiểu biết về phong tục tập quán. Nghệ nhân “Cò ke ôống kháo” thuộc tầng lớp tinh hoa trong xã hội Mường, giữ vai trò quan trọng trong bảo tồn, phát huy và giáo dục truyền thống văn hóa tộc người.