Search

Current filters:



Current filters:



Refine By:

Search Results

  • previous
  • 1
  • next
Results 1-4 of 4 (Search time: 0.002 seconds).
Item hits:
  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thành Nam (2022)

  • Nằm ở vùng biên giới Đông Bắc của Tổ quốc, Lạng Sơn là nơi sinh sống của 7 dân tộc anh em: Nùng, Tày, Kinh, Dạo, Sán Chay, Hoa, H mong. Mỗi dân tộc đều có một kho tàng di sản văn hóa cổ truyền mang đậm bản sắc riêng của cộng đông mình. Sự đa dạng, phong phú trong văn hóa các dân tộc (trong đó có trang phục) đã tạo nên một bức tranh đa sắc của tiểu vùng văn hóa xử Lạng. Việc bảo tôn và phát huy giá trị văn hóa trang phục của các dân tộc, đặc biệt là đôi với các dân tộc thiêu số, đang được coi là quan trọng và cấp bách đôi với Việt Nam, trong xu thê toàn câu hóa hiện nay. Bài viết này bàn về những giá trị văn hóa trong trang phục truyền thống của các dân tộc tỉnh Lạng Sơn, đồng thời đưa ra một số vấn đề bàn luận về việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa trang phục gắn với phát triển d...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thành Nam (2022)

  • Hiện nay, các đô thị Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý phát triển đất nước, đặc biệt là khi nước ta đang phấn đấu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trước tác động của tiến trình toàn cầu hóa, đô thị hóa, bộ mặt kinh tế, xã hội của nước ta có nhiều biến đổi. Trong đó, môi trường văn hóa (MTVH) ở Thủ đô Hà Nội đang có những thay đổi theo hướng hiện đại, bộc lộ cả những tích cực lẫn hạn chế. Do đó, việc xây dụng MTVH ở thủ đô hiện nay chính là điều kiện để thị dân có thể tồn tại, giao tiếp, lao động và sáng tạo. Bài viết đề cập đến một số nội dung trong xây dụng MTVH ở Hà Nội trong định hướng phát triển bền vững.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thành Nam (2022)

  • Bài viết này dựa trên tư liệu điều tra điền dã dân tộc học qua nghiên cứu trường hợp tại đền Bắc Lệ (xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn) qua các mùa lễ hội năm 2016, 2018, 2019. Vấn đề chủ động dung hợp văn hóa giữa người Việt với văn hóa dân tộc Tày, Nùng ở bản đên được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, tiêu biểu là các hình thức thực hành nghi lễ, lễ hội và hệ thống các vị thánh của đạo Mẫu được thờ trong đền. Đặc biệt, trong những năm gần đây, chính quyền địa phương và cộng đồng đã có những hoạt động tích cực và đóng vai trò quan trọng trong việc trao truyền, lưu giữ và phát triển các giá trị di sản văn hóa phi vật thể của tín ngưỡng thờ nữ thần ở ngôi đền này và nơi đây đã trở thành điểm văn hóa du lịch tâm linh nổi tiếng ở tỉnh Lạng Sơn. Chính quyền địa phương v...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thành Nam (2022)

  • Múa rối là loại hình nghệ thuật văn hóa dân gian hết sức độc đáo của các dân tộc Việt Nam, trong đó, người Việt biểu diễn với hai hình thức là rối nước và rối cạn, còn các dân tộc thiểu số chỉ có múa rối cạn. Rối cạn của người Tày ở Thái Nguyên là rối que - một loại hình di sản văn hóa vừa có giá trị lịch sử tộc người, vừa mang giá trị tâm linh của dòng họ Ma Quang. Tuy cuộc sống của đồng bào Tày đã có nhiều thay đổi do quá trình cận cư với người Việt nhưng giá trị di sản văn hóa truyền thống múa rối cạn của họ vẫn được bảo lưu trong xã hội đương đại

  • previous
  • 1
  • next