Search

Current filters:




Current filters:




Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 51 (Search time: 0.006 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Cường (2022)

  • Trang phục dân tộc sẽ còn đồng hành với con người lâu dài và trở thành một tổng thể không thể thiếu được trong đời sống xã hội. Nếu trang phục truyền thống không còn tồn tại, bị mai một đi sẽ làm mất đi một giá trị văn hóa, tín ngưỡng, giá trị tâm linh và bản sắc của các dân tộc. Chính vì vậy việc bảo tồn và phát huy các giá trị của trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số đang trở thành vấn đề cấp bách trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, trước hết đối với những người làm công tác văn hóa và được chính chủ thể là đồng bào các dân tộc quan tâm

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Cường (2022)

  • Trong giai đoạn 2011-2020, công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn nhiều địa phương được quan tâm, triển khai đồng bộ và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Di sản văn hóa vùng đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh được đầu tư nghiên cứu , hỗ trợ phục dựng, bảo tồn, phát huy giá trị

  • Article


  • Authors: Ma, Thị Quỳnh Hương (2022)

  • Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 dã và đang tác động toàn diện , sâu rộng, và nhanh chóng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục và đào tạo. Đào tạo ngành du lịch bậc đại học cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của những tác động này. Nhiều vấn đề đang đặt ra đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch: đổi mới quản trị nhà trường, đổi mới phương thức và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên...Những vấn đề như mô hình tổ chức lớp học, vai trò của thầy và trò sẽ thay đổi bởi sự xuất hiện của các yếu tố công nghệ. Đặc biệt khi phương thức làm việc của nhân viên du lịch thay đổi chương trình và phương thức đào tạo. Chương trình đào tạo du lịch hiện nay vẫn còn thiên về giảng dạy lý thuyết, chậm đổi mới, nội dung chương...

  • Article


  • Authors: Đỗ, Trần Phương; Trương, Sỹ Tâm (2022)

  • Cách mạng công nghiệp 4.0 đang len lỏi vào từng ngõ ngách của cuộc sống và nó tác động đến mọi mặt của đời sống- xã hội trong đó có du lịch. Quá trình chuyển đổi số hiện nay đã làm thay đổi hoàn toàn nagnhf du lịch từ hình thức đến nội dung, thay đổi trong hành vi tiêu dùng của du khách, thay đổi trong cách thức kinh doanh của các doanh nghiệp , thay đổi trong hình thức tổ chức chuyến đi...Tất cả những thay đổi này khiến cho quá trình chuyển đổi số trở thành xu hướng tất yếu của ngành du lịch nói chung. Cơ sở đào tạo, nơi cung cấp nhân lực cho ngành du lịch cũng không thể đứng ngoài xu hướng này. Các cơ sở đào tạo phải mau chóng đổi mới chương trình đào tạo để đáp ứng những đòi hỏi mới về nguồn nhân lực trong xu hướng chuyển đổi số hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ những xu hướn...

  • Article


  • Authors: Đỗ, Trần Phương; Phạm, Thị Hải Yến (2022)

  • Làm thế nào để nâng cao trình độ tiếng Anh cho hướng dẫn viên du lịch đăc biệt cho những đối tượng học tại các cơ sở đào tạo không chuyên sâu về tiếng Anh là một vấn đề lớn đặt ra hiện nay. Bài viết dưới đây đề xuất một chương trình đào tạo tiếng anh theo mô hình đạo tạo ngoại khóa dành cho các cơ sở đào tạo Hà Nội có sự liên kết chặt chẽ với các Doanh nghiệp Lữ hành Quốc tế. Khóa học này không giống như những khóa học thông thường khác mang tính lý thuyết và hàn lâm mà tiếp cận theo hướng thực tiễn và áp dụng hình thức đào tạo theo lối truyền nghề trực tiếp

  • Article


  • Authors: Ngô, Ngọc Diễm; Đỗ, Thị Hà (2022)

  • Đa dạng sinh học là yếu tố đặc biệt quan trọng, sông còn với phát triên bên vững, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của con người trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của kinh tế xã hội cùng với sự quản lý tài nguyên sinh vật còn yếu kém đã làm cho đa dạng sinh học bị suy thoái ngày càng nghiêm trọng, nhiều loại động thực vật bị đe dọa và có nguy cơ tuyệt chủng. Thực tế cho thấy các tội phạm về môi trường liên quan đến đa dạng sinh học ngày càng gia tăng. Bài viết tập trụng nghiên cứu các quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015, sửa đồi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi tắt là BLHS năm 2015) về các tội phạm môi trường liên quan đến đa dạng sinh học.

  • Article


  • Authors: Trần, Nguyễn Việt Anh (2022)

  • Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động du lịch đã tác động trực tiếp tới sự phát triển của toàn ngành cũng như mỗi đơn vị kinh doanh riêng biệt, đặc biệt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và đại dịch COVID 19 vừa qua. Xây dựng và thực hiện các nội dung kiến thức công nghệ thôn gtin hiệu quả ngay từ khâu đào tạo sẽ giúp cho cơ sở đào tạo lẫn doanh nghiệp luôn chủ dộng với những công nghệ hiện đại lẫn điều kiện biến đổi thường xuyên của ngành du lịch. Nôi dung bài biết này tập trung chủ yếu vào phân tích thực trạng sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động du lịch, từ chỉ ra tầm quan trong của khối kiến thức này và đề xuất một số giải pháp để các cơ sở đào tạo Đại học vận dụng , nâng cao hơn nữa hiệu quả đào tạo của lĩnh vực đặc biệt này

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Ngọc Linh (2022)

  • Tổ chức sự kiện là một trong những ngành thu hút được rất nhiều sự quan tâm của thị trường thị trường hiện nay. Nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội , khoa Du lịch trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã đưa tổ chức sự kiện vò trong giảng dạy và học tập từ năm 2017. Tuy nhiên , hiện nay với những thay đổi bắt buộc đến từ dịch bệnh Covid 19 thì việc học tập và giảng dạy môn học này cũng cần có những thay đổi cho phù hợp với tình hình chung của thị trường. Ở góc độ bài viết này, tác giả muốn trình bày thực trạng giảng dạy và học tập Tổ chức sự kiện tại trừơng Đại học Văn hóa Hà Nội, đồng thời trình bày một số xu hướng và yêu cầu cần thiết trong việc đổi mới kiến thức về tổ chức sự kiện trong các trương trình đào tạo nhân lực du lịch bậc đại học ở Việt Nam hiện nay

  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Hải Yến (2022)

  • Có thể nói u lịch là một xu hướng tất yếu của xã hội hiện đại và đã trở thành một hiện tương kinh tế -xã hội phổ biến hiện nay. Để đáp ứng nhu cầu và yêu cầu của xã hội về nguồn lao động phục vụ cho ngành kinh tế du lịch trong tương lai thì chất lượng đào tạo tại các cơ sở đào tạo du lịch là yếu tố mang tính quyết định, trong đó chương trình đào tạo đóng vai trò then chốt, định hướng và được coi là "xương sống" quyết định chất lượng nguồn nhân lực du lịch trong tương lai. Bài viết này sẽ đề cập đến những kĩ năng cần thiết cần có trong các chương trình đào tạo nhân lực du lịch ở Việt nam hiện nay

  • Article


  • Authors: Dương, Văn Sáu (2022)

  • Trong khuôn khổ bài viết này , trên tinh thần khai phóng, chúng tôi tập trung trao đổi về việc xây dựng với các phương châm, triết lý đào tạo ở cấp độ đại học- cấp đào tạo tiệm cận nhất với quá trình sử dụng nhân lực trong đời sống kinh tế -xã hội của đất nước. Những triết lý đào tạo theo xu hướng "tư tưởng' như :"nhân bản-sáng tạo-hội nhập" hay những triết lý theo hướng"hành động" như:"thái độ-kiến thức-kỹ năng","thay đổi tư duy-khởi nguồn sáng tạo"v.v.. sẽ được trình bày khái niệm quát trong bài viết này để góp phần làm rõ nội hàm của nền giáo dục khai phóng; đáp ứng những yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt Nam hiện nay