Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 12 (Search time: 0.004 seconds).
Item hits:
  • Technical Report


  • Authors: Bounxuang, Soukdala; Lod, Keophommy;  Advisor: Ngô, Văn Tháp (2021)

  • Hiện nay, nhân dân Lào nói chung và nhân dân tỉnh Savannakhet nói riêng còn rất hạn chế trong việc tiếp cận với thông tin qua sách, báo, tạp chí và tài liệu số mặc dù hạ tầng công nghệ thông tin như Internet và mạng di động 3G-4G tới đây là 5G đang rất phát triển trên đất Lào. Các mạng lưới thư viện chủ yếu phục vụ bạn đọc qua cách truyền thống, hầu hết các thư viện chưa được đầu tư xây dựng thư viện số, với những vùng xa trung tâm không có điều kiện đến thư viện thì thông tin đến với người dân rất khó khăn. Việc xây dựng thói quen tiếp cận thông tin qua tài liệu số trên máy tính và thiết bị khác như điện thoại thông minh, Ipad... là cần thiết nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của nước Lào nói chung và tỉnh SAVANNAKHET nói riêng. Vì vậy đề tài “Ứng dụng phần mềm DSpace trong ...

  • Technical Report


  • Authors: Bùi, Ngọc Ánh;  Advisor: TS. Trần Đức Nguyên (2021)

  • Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Việt Nam, địa hình chủ yếu là đồi núi và cao nguyên, là nơi tập trung đông đúc đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là dân tộc Mường chiếm đến 63% dân số của cả tỉnh. Một vấn đề dễ dàng nhận thấy là dân tộc Mường có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời nhưng nơi cư trú chủ yếu lại tập trung ở các vùng núi cao. Nơi điều kiện tự nhiên đến kinh tế - văn hóa - xã hội đều rất gặp hạn chế, khó khăn cho việc phát triển của cả một tộc người. Sự giao thoa, sinh sống giữa các tộc người tại Việt Nam đang dần được đẩy mạnh trong nhiều năm gần đây. Từ những khó khăn, thiếu thốn, nhưng người Mường Cổ vẫn có thể sáng tạo ra một bộ lịch hoàn chỉnh dựa trên sự vận hành của sao Đoi và mặt trăng, quả thực là một trong số những phát minh, c...

  • Technical Report


  • Authors: Phan, Thị Hải Linh;  Advisor: Th.S Ngô Văn Phong (2021)

  • Trong bối cảnh ngày nay, tình trạng xâm hại tình dục ở trẻ em diễn ra với tần suất, mức độ ngày càng nghiêm trọng, để lại hậu quả đến môi trường sống và quyền được phát triển lành mạnh của trẻ em. Xâm hại tình dục không chỉ từ những người lạ mà đến từ chính những người thân xung quanh: gia đình, thầy cô, bạn bè,…. Đáng thương hơn cả không chỉ là những “di chứng” để lại cho chính nạn nhân bị xâm hại tình dục mà cả người thân của họ, kéo theo một hệ luỵ tiêu cực đối với sự phát triển của xã hội – một xã hội luôn coi trọng nhân quyền, nhất là đối với trẻ em. Song, sự vào cuộc của báo chí trong truyền thông về lĩnh vực bảo ve...

  • Technical Report


  • Authors: Nguyễn, Khánh Linh; Mai, Thúy Hằng;  Advisor: Trần, Dũng Hải (2021)

  • Đề tài “Nhận thức của sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội về thực thi pháp luật về chuyển đổi giới tính” cung cấp kiến thức chung về chuyển đổi giới tính và pháp luật về chuyển đổi giới tính. Từ đó nghiên cứu nhận thức của sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội trong vấn đề chuyển đổi giới tính và ý thức thực thi pháp luật về chuyển đổi giới tính. Đây là căn cứ để đưa ra giải pháp nâng cao việc nhận thức và thực thi pháp luật về chuyển đổi giới tính của xã hội Việt Nam nói chung và sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội nói riêng.

  • Technical Report


  • Authors: Bùi, Huyền Trang;  Advisor: Th.S Nguyễn Thị Phi Nga (2021)

  • Đề tài “Tin infographic trên báo điện tử Việt Nam hiện nay (khảo sát trên báo điện tử VietnamPlus năm 2020)” trình bày khái quát về tin infographic trên các trang báo điện tử tại Việt Nam với hai phương diện nội dung và hình thức, từ đó giúp nhận diện được các sản phẩm tin infographic trên các trang báo điện tử. Từ đó phân tích thực trạng của infographic cũng như so sánh các sản phẩm tin infographic trên báo điện tử VietnamPlus trong năm 2020 cũng như đề xuất những bài học nghiệp vụ về sản xuất tin infographic trên báo điện tử. Sau đó đưa ra những giải pháp giúp nâng cao chất lượng tin infographic trên báo điện tử VietnamPlus nói riêng và báo điện tử nói chung. Đề xuất một số phần mềm, ứng dụng phổ thông có thể dùng để tạo một sản phẩm tin infographic dựa trên quá trình thực tế v...

  • Technical Report


  • Authors: Phan, Chung Anh;  Advisor: TS. Lê Tuấn Dung (2021)

  • Nghiên cứu được thực hiện dựa trên nền tảng cơ sở lý luận và cơ sở khảo sát thực tiễn trong cuộc sống. Về cơ sở lý thuyết: dựa trên các tài liệu và kiến thức về báo chí truyền thông, công chúng, mạng xã hội trong quá trình học tập và nghiên cứu thêm các tài liệu nước ngoài và trong nước. Về cơ sở thực tế: thực hiện khảo sát việc tiếp nhận thông tin báo chí qua mạng xã hội của sinh viên khối ngành Báo chí – Truyền thông thuộc thế hệ Z và đưa ra những đánh giá, giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng tiếp nhận thông tin báo chí trên mạng xã hội, dựa trên kết quả thu được. Nội dung của đề tài bao gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tiếp nhận thông tin báo chí trên mạng xã hội và chân dung thế hệ Z Chương 2: Thực trạng tiếp nhận thông tin báo chí thông qua mạng xã hội của s...

  • Technical Report


  • Authors: Phàn, Thị Hiếu; Lê, Ngọc Hà;  Advisor: TS. Đỗ Trần Phương (2021)

  • Đề tài “Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại Hà Nội trong đại dịch Covid - 19” để làm rõ những tác động của đại dịch tới hướng dẫn viên du lịch tại Hà Nội và đưa ra một số giải pháp đảm bảo chất lượng đội ngũ Hướng dẫn viên du lịch tại Hà Nội sau đại dịch Covid – 19. Bài nghiên cứu được chia thành 03 chương: Chương I: Khái quát về Đội ngũ Hướng dẫn viên du lịch và Đại dịch Covid - 19. Chương II: Thực trạng đội ngũ Hướng dẫn viên du lịch tại Hà Nội trong đại dịch Covid - 19. Chương III: Dự kiến và giải pháp để đảm bảo nhân lực Hướng dẫn viên du lịch tại Hà Nội sau đại dịch Covid – 19

  • Technical Report


  • Authors: Trần, Thị Thu Hà;  Advisor: TS. Nguyễn Văn Thiên (2021)

  • Cuộc cách mạng 4.0 với những thành tựu của khoa học công nghệ trong đó chủ chốt là công nghệ thông tin và điện tử viễn thông như: nền tảng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, Internet kết nối vạn vật… đang ngày càng có sự tác động mạnh mẽ đên các của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực thông tin thư viện. Thư viện và trung tâm thông tin tại Việt Nam đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ sang mô hình thư viện hiện đại thông qua việc ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ. Trong đó các trung tâm thông tin thư viện đại học luôn giữ vai trò tiên phong trong việc áp dụng các công nghệ mới. Kết quả của việc ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ này đã tạo ra sự chuyển đổi số (Digital Transformation) mạnh mẽ trong các trung tâm thông tin thư viện đại học. Đề tài “Chuyển đổi số t...

  • Technical Report


  • Authors: Nguyễn, Thị Hương Giang;  Advisor: TS. Lê Thị Cúc (2021)

  • Một trong những truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam là lòng hiếu thảo, biết ơn tới những người đã sinh thành, dưỡng dục thể hiện qua phong tục thờ cúng tổ tiên. Trong sâu thẳm tâm thức của mỗi người dân Việt Nam từ bao đời nay, Vua Hùng chính là nguồn gốc tổ tiên chung của cả dân tộc Việt Nam. Người Tày là một trong 54 dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, tập trung chủ yếu ở vùng miền núi phía Bắc. Người Tày là một trong 54 dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, tập trung chủ yếu ở vùng miền núi phía Bắc. Tương truyền lúc đầu người Tày ở huyện Bảo Yên không có tín ngưỡng thờ Vua Hùng. Về sau, tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng được người dân địa phương thực hành khi người Tày rước chân hương từ đền Bạch Hạc về thờ tại đền Pịt. Người Tày không tổ chức lễ cúng giỗ vua Hùng vào d...

  • Technical Report


  • Authors: Trần, Thăng Long;  Advisor: Nguyễn, Văn Thùy (2021)

  • Đề tài nghiên cứu góp phần trong công tác quản lý lễ hội, công tác bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá tốt đẹp của người Ơ Đu. Bên cạnh đó còn gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh công tác quản lý văn hoá nói chung và nêu lên thực trạng về tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá các dân tộc thiểu số trên cả nước. Đề tài được chia thành 3 chương: Chương I: Lý luận chung về lễ hội dân gian và khái quát về văn hóa tộc người Ơ Đu Chương II: Lễ hội Mừng Tiếng Sấm của người Ơ Đu ở bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An Chương III: Nâng cao giá trị lễ hội Mừng Tiếng Sấm trong phát triển du lịch khu vực Tây Nghệ An