Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 15 (Search time: 0.004 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2015)

  • Bài viết đề cập 4 vấn đề chính : Một là, khẳng định tầm quan trọng của việc chủ động học tập của sinh viên trong đào tạo ở bậc đại học, đặc biệt là đào tạo theo học chế tín chỉ. Hai là, nêu lên một số thực trạng của việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên trường Đại học văn hóa Hà Nội. Ba là, chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng này. Cuối cùng, đề xuất một số giải pháp để nâng cao tính chủ động tự học, tự nghiên cứu của sinh viên trường Đại học văn hóa Hà Nội trong thời gian tới.

  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2016)

  • Từ đầu tháng Chạp, người Dao ở Ba Vì đã ăn Tết cuối năm. Đây là dịp để anh em họ hàng, bà con làng bản xum vầy, đoàn tụ. Họ ngồi cùng nhau quanh mâm cỗ lá, có chén rượu nồng và chúc nhau mọi lời chúc tốt đẹp nhất. Cỗ lá thể hiện phong cách ẩm thực độc đáo của người Dao, có từ xa xưa, nay đã trở thành truyền thuyết văn hóa của họ.

  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2016)

  • Cộng đồng người Dao ở xã Ba Vì , huyện Ba Vì , thành phố Hà Nội sớm chịu tác dộng từ đô thị hóa theo quá trình thay đổi đại giới hành chính của thành phố Hà Nội. Cùng với sự thau đổi địa giới hành chính và đô thị hóa, họ đã có những thay đổi sinh kế tương ứng, phù hợp

  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2021)

  • Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia đều gắn liền với sự mở rộng và phát triển đô thị, trong đó Việt Nam không phải ngoại lệ. Là một trong hai đô thị có tốc độ phát triển nhanh nhất cả nước, thành phố hà Nội nhiều lần thay đổi địa giới hành chính để phù hợp với quy hoạch phát triển Thủ đô theo từng giai đoạn. Dưới tác động của đô thị hóa, diên mạo thôn, xã người Dao thay đổi theo hướng khang trang, hiện đại. Cùng với đời sống kinh tế được nâng cao là những biến đổi mạnh mẽ trong văn hóa truyền thống theo hướng hòa nhập với văn hóa của người Kinh trong vùng và theo xu thế văn hóa độ thị hiện đại.

  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2022)

  • Trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có các loại hình diễn xướng, trò chơi dân gian thì cộng động có vai trò quyết định, nhưng hơn hết là vai trò trung tâm của những "báu vật nhân văn sống " đang nắm giữ, thực hành, sáng tạo, trao truyền những giá trị văn hóa vô giá của cộng đồng. Để phát huy hiệu quả vai trò và trách nhiệm của các nghệ nhân tỏng công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống thì cần phải khẩn trương điều chỉnh, xây dựng những chính sách phù hợp đối với nghệ nhân, đặc biệt cần có chính sách đặc thù dành cho nghệ nhân người dân tộc thiểu số.

  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2022)

  • Năm 2008, địa giới của Hà Nội được mở rộng. Từ đó, không gian văn hóa của Thủ đô thêm màu sắc với những giá trị văn hóa độc đáo của cộng đồng các dân tộc thiểu số là người Dao và người người Mường. Tuy nhiên, tác động của đô thị hóa cũng dẫn đến nguy cơ mai một bản sắc văn hóa của những cộng đồng người này. Trên cơ sở phân tích những biến đổi văn hóa truyền thống của cộng đồng người Dao ở Ba Vì, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, tham luận xin đưa ra một số giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đệp của cộng đồng người Dao nơi đây.

  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2020)

  • Mục tiêu xây dựng nông thôn mới mà Đảng và Nhà nước ta đề ra thực chất là xây dựng các làng, xã, ấp, bản có cuộc sống no đủ, văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh. Vì vậy, đi đôi với nâng cao đời sống kinh tế - xã hội, việc nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống có ý nghĩa rất quan trọng. Việt Nam là đất nước của 54 dân tộc, trong đó 53 dân tộc thiểu số hầu hết sinh sống ở vùng nông thôn nơi biên viễn xa xôi của Tổ quốc. Vậy nên, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số có vai trò vô cùng quan trọng đối với công cuộc xây dựng nông thôn mới nói riêng và trong sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam nói chung.

  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2015)

  • Trước đòi hỏi của thực tiễn Cách mạng năm 1943, Tổng Bí thư Trường Chinh đã thay mặt cho trung ương Đảng soạn thảo Đề cương văn hóa Việt Nam. Sự ra đời của Đề cương được đánh giá như ngọn đuốc soi đường, định hướng tư tưởng, nhận thức cho toàn dân ta trong cuộc đấu tranh với nền văn hóa thuộc địa, tiến lên xây dựng chế độ mới, nền văn hóa mới. Một trong những giá trị nổi bật của bản Đề cương lịch sử là đề ra ba nguyên tắc, ba tính chất cơ bản của nền văn hóa : Dân tộc hóa, Đại chúng hóa và khoa học hóa. Những nguyên tắc đó đi vào thực tiễn, tạo ra sự chuyển biến sâu sắc trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa Cách mạng Việt Nam. 75 năm đã đi qua, bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi nhưng nội dung cốt lõi của Đề cương vẫn còn nguyên giá trị. Tuy nhiên, tính ch...