Tìm kiếm

Bộ lọc:


Bộ lọc:


Bộ lọc:

Kết quả tìm kiếm

Danh sách kết quả tìm kiếm tài liệu từ 1 đến 10 trong 44 tài liệu phù hợp.
Tài liệu phù hợp với tiêu chí tìm kiếm:
  • Article


  • Tác giả: Thien (2020)

  • -

  • Article


  • Tác giả: Đinh, Công Tuấn (2020)

  • Xu hướng tự chủ đặt ra yêu cầu có tính khách quan về ứng dụng marketing trong quản trị các trường đại học nói chung và các trường đại học văn hóa nghệ thuật nói riêng. Đây là cách tiếp cận phù hợp với nhu cầu vừa cấp bách, vừa lâu dài về một hệ thống công cụ (marketing) giúp cho các trường đại học văn hóa nghệ thuật tiếp tục phát triển trong cơ chế mới và hội nhập sâu hơn vào nền giáo dục hiện đại thế giới. Tuy nhiên, marketing đào tạo ở nước ta chưa được nhận thức và thực hiện với tư cách một công cụ, một mắt xích quan trọng bậc nhất trong công nghệ giáo dục và quản trị đại học. Điều đó đặt ra vấn đề cần phải nghiên cứu ứng dụng marketing một cách hệ thống, từ nhiều phương diện nhằm góp phần nâng cao năng lực quản trị, chất lượng đào tạo của các trường đại học văn hóa...

  • Article


  • Tác giả: Nguyễn, Thị Yên (2020)

  • Với đặc trưng riêng của mình, tín ngưỡng Tứ phủ ở Lạng Sơn đã góp phần làm nên diện mạo văn hóa xứ Lạng cả về phương diện lịch sử, văn hóa và tôn giáo tín ngưỡng. Điều đó được thể hiện qua sự có mặt của các di tích thờ Tứ phủ gắn với các trung tâm buôn bán của người Kinh dọc tuyến quốc lộ 1A, sự đa dạng về nguồn gốc của các ngôi đền, đặc biệt là sự thống nhất trong bài trí điện thần cũng như trong thực hành nghi lễ hầu đồng. Là một trong những cái nôi của sự hình thành tín ngưỡng tứ phủ ở miền núi, tín ngưỡng Tứ phủ ở Lạng Sơn mang đậm dấu ấn lịch sử, xã hội và văn hóa xứ Lạng, từ đó góp phần quan trọng vào việc cố kết cộng đồng, tộc người và phát triển các loại hình du lịch ở Lạng Sơn, nhất là loại hình du lịch tâm linh.

  • Article


  • Tác giả: Vũ, Diệu Trung (2020)

  • Nhiều học giả cho rằng, hằng số văn hóa của người Việt chính là nông nghiệp lúa nước, người nông dân và yếu tố xóm làng. Để thích ứng với môi trường tự nhiên và xã hội, con người đã sáng tạo ra lối sống, chuẩn mực và văn hóa ứng xử nhất định. Mỗi vùng, tiểu vùng văn hóa với những hằng số văn hóa riêng lại có những dấu ấn văn hóa đặc trưng. Qua những tư liệu khảo sát, nghiên cứu về đặc trưng văn hóa, tín ngưỡng của các tiểu vùng ở châu thổ sông Hồng1, bài viết phác họa một phần diện mạo tín ngưỡng cầu nước, cầu mưa, qua đó cho thấy tính “lưỡng thế” trong văn hóa ứng xử của người Việt.

  • Article


  • Tác giả: Dương, Văn Sáu (2020)

  • Trong văn hóa truyền thống Việt, số 3 có thể được coi là “con số tâm linh, tinh thần”. Phát triển trong môi trường văn hóa - xã hội truyền thống Việt Nam, con số 3 có mặt rất nhiều trong đời sống của cộng đồng cư dân Việt. Từ đời sống tinh thần đến đời sống vật chất, các mối quan hệ xã hội giữa con người với con người và các sự vật, hiện tượng khác nhau trong đời sống sinh hoạt xã hội đều ít nhiều có liên hệ với con số 3.

  • Article


  • Tác giả: Nguyễn, Anh Tuấn (2020)

  • Sự di dời dân cư tới các điểm cư trú mới trong các dự án thu hồi đất đai ở Hà Nội đặt ra vấn đề về tổ chức lại đời sống văn hóa xã hội cho nhóm dân cư này tại nơi ở mới. Thực tế là, liên kết xã hội ở các chung cư tái định cư khá yếu, điều này làm giảm sút các hoạt động chung của cộng đồng. Sự chia cắt văn hóa do di dời cộng với mức sống thấp tại nơi tái định cư khiến các liên kết mới càng trở nên khó khăn. Tái định cư để lại sự tổn thương văn hóa trong đời sống dân cư. Tình trạng tổn thương càng trở nên sâu sắc hơn khi chất lượng cuộc sống của người bị di dời không bằng nơi ở cũ. Tái định cư đẩy các hộ gia đình đến một không gian mới, song những yếu tố liên kết, sự giao lưu văn hóa vẫn còn hết sức mỏng manh.

  • Article


  • Tác giả: Đặng, Thị Phương Anh (2020)

  • Đồng bằng sông Hồng là một trong những khu vực sớm được quan tâm đầu tư phát triển du lịch trong cả nước. Tài nguyên du lịch nhân văn với giá trị cốt lõi là “văn minh sông Hồng” là chất liệu chính cho việc xây dựng các sản phẩm du lịch trên địa bàn. Dựa vào lý thuyết địa văn hóa của các nhà khoa học đi trước, bài viết xác định đặc trưng văn hóa các tiểu vùng ở đồng bằng sông Hồng trong sự tồn tại của các di sản hiện nay, trên cơ sở đó, đề xuất xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù như một cách thức làm mới các sản phẩm du lịch hiện có và quảng bá rộng rãi hơn giá trị của văn minh sông Hồng đến thị trường du lịch hiện tại và tương lai.

  • Article


  • Tác giả: Phùng, Quốc Hiếu; Đoàn, Văn Thắng (2020)

  • Thương hiệu du lịch di sản văn hóa có vai trò quan trọng trong việc để di sản tham gia vào sự phát triển của đời sống đương đại, cũng như tạo nguồn lực cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Bên cạnh đó, phát triển thương hiệu du lịch di sản văn hóa sẽ thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm du lịch, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh, mang lại lợi ích cho chính quyền, cộng đồng, doanh nghiệp và cả du khách. Do đó, cần tìm ra phương thức để nâng cao vai trò của các bên liên quan trong vấn đề phát triển thương hiệu du lịch di sản văn hóa như một cách thức quản lý để mang lại nhiều lợi ích cho di sản.

  • Article


  • Tác giả: Nguyễn, Thị Huệ (2020)

  • Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của công nghiệp văn hóa, các không gian văn hóa sáng tạo ở Hà Nội và một số thành phố lớn bắt đầu được hình thành. Mặc dù, quy mô, cách thức hoạt động vẫn còn mang tính tự phát và chưa được thừa nhận như một loại hình kinh doanh đặc biệt, nhưng các không gian văn hóa sáng tạo ở Hà Nội đã mang đến cho thành phố những thay đổi đáng kể về diện mạo, nhu cầu hưởng thụ văn hóa nghệ thuật, tạo môi trường sáng tạo chuyên nghiệp cho đội ngũ nghệ sĩ trẻ và tạo nhiều việc làm mới cho công dân Thủ đô… Tuy vậy, vẫn còn những bất cập từ hệ thống chính sách để đảm bảo một sự hỗ trợ chính thức của nhà nước. Bài viết mong muốn đưa đến một nhận thức toàn diện về không gian sáng tạo ở Hà Nội trong tương quan với một số thành phố sáng tạo khác, ...

  • Article


  • Tác giả: Nguyễn, Thùy Linh (2020)

  • Gần đây, những sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng ngày một được thực hành phổ biến và ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống văn hóa xã hội, và có thể coi đây là một sự “trỗi dậy” của yếu tố truyền thống trong đời sống đương đại. Từ lâu, người dân quanh khu vực đền Và nói riêng và thị xã Sơn Tây nói chung đã tồn tại một niềm tin tín ngưỡng sâu sắc về Đức Thánh Tản - một vị nhiên thần, nhân thần và “bách nghệ tổ sư” trong tâm thức cộng đồng bao đời nay. Yếu tố trực tiếp tác động và ảnh hưởng sâu sắc đến tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản tại đây là hệ tư tưởng chính trị quán xuyến qua nhiều thế hệ cùng với sự tham gia của chính quyền và cộng đồng, còn gọi là định chế xã hội. Bài viết phân tích những tác động của định chế xã hội đối với việc hình thành và bảo lưu tín ngưỡng thờ Đức Thá...