Tìm kiếm

Bộ lọc:


Bộ lọc:


Bộ lọc:

Kết quả tìm kiếm

Danh sách kết quả tìm kiếm tài liệu từ 1 đến 10 trong 43 tài liệu phù hợp.
Tài liệu phù hợp với tiêu chí tìm kiếm:
  • Article


  • Tác giả: Trần,Mai Ước; Trương,Thị Cẩm Xuyên (2018)

  • Kế thừa các giá trị đạo đức, luân lý truyền thống của dân tộc, Phan Châu Trinh (1872 - 1926) - một trong số những người đứng đầu phong trào Duy tân, luôn nhấn mạnh vấn đề đạo đức, luân lý, bên cạnh các vấn đề về giáo dục, kinh tế, chính trị,... Trong vấn đề đạo đức luân lý, Phan Châu Trinh đã thể hiện được tinh thần biện chứng sâu sắc, khi có xu hướng kết hợp các chuẩn mực đạo đức, luân lý giữa Đông và Tây, giữa truyền thống với hiện đại vào từng cá nhân, tập thể, hay với ngoại diên rộng lớn hơn đó là quốc gia, dân tộc. Bài viết tìm hiểu tư tưởng của Phan Châu Trinh về “Đạo đức và luân lý Đông Tây” - giá trị nhân văn nổi bật trong tư tưởng của ông, giai đoạn cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX

  • Article


  • Tác giả: Nghiêm,Thị Thu Nga (2018)

  • Bài viết bàn về quan điểm về quyền lực của nhà cầm quyền thời Trần. Đó là quan điểm quyền lực của người cầm quyền không phải là tuyệt đối, dựa trên cơ sở nhận thức và thừa nhận vai trò, sức mạnh của người dân. Từ đó, người cầm quyền thời Trần có thái độ tôn trọng dân, không tham quyền cố vị, đồng thời có cách tiết chế quyền lực, ngăn chặn sự tha hóa quyền lực. Từ quan điểm này, cho thấy ý thức tự trọng, tinh thần buông bỏ của chủ thể chính trị cũng như bản chất tiến bộ, thân dân, khoan dung khai phóng của nền văn hóa chính trị thời thịnh Trần

  • Article


  • Tác giả: Hoàng,Trung Hiếu (2018)

  • Nhằm thu hút và nâng cao số lượng khách tham quan, trong những năm qua Bảo tàng Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam (BTHC) đã tích cực, chủ động đa dạng hóa các hình thức hoạt động. Từ các nội dung giáo dục một chiều dịch chuyển dần sang tuyên truyền - giáo dục tương tác và khám phá trải nghiệm, giải trí cho đến các buổi tham quan kết hợp với giao lưu nhân chứng lịch sử. Thông qua đó nâng cao vai trò của bảo tàng trong công tác giáo dục lịch sử truyền thống, xây dựng BTHC trở thành một địa chỉ quen thuộc của công chúng, góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá quân sự nói riêng và di sản văn hóa nước nhà nói chung

  • Article


  • Tác giả: Bùi,Hữu Tiến; Đinh,Thị Hồng; Nguyễn,Thị Bích Hường (2018)

  • Đối với mỗi bảo tàng, hiện vật và những câu chuyện đi kèm chính là linh hồn của bảo tàng. Sưu tầm được hiện vật đã là khó, tuy nhiên, việc bảo quản, gìn giữ hiện vật còn khó hơn rất nhiều, đặc biệt là những hiện vật bằng kim loại hoặc chất liệu hữu cơ. Hiện vật bảo quản chính là những “bệnh nhân mù, câm, điếc”. Vì vậy, công tác bảo quản phòng ngừa và trị liệu cần phải thực hiện hết sức khoa học và thận trọng. Đối với mỗi hiện vật, tùy theo chất liệu và hiện trạng, sẽ sử dụng các phương pháp và quy trình bảo quản khác nhau. Với hiện vật kim loại, các phương pháp được áp dụng trong bảo quản xử l ýphải đảm bảo tính khoa học và đáp ứng nguyên tắc tối quan trọng, đó là giữ được trạng thái gốc về form dáng và tính đặc thù của hiện vật

  • Article


  • Tác giả: Bùi,Vũ Duy Quang; Bùi Quang Thanh (2018)

  • Tìm hiểu văn hóa sinh kế nói riêng và văn hóa biển đảo nói chung của các thế hệ cư dân/ngư dân tại các đảo, quần đảo của Việt Nam đã và đang được đặt ra như những nhiệm vụ mang tính cấp thiết đối với khoa học chuyên ngành và khoa học liên ngành (thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học công nghệ) ở Việt Nam những năm gần đây. Thông qua nghiên cứu định lượng và định tính từ 300 phiếu điều tra xã hội học và một số phỏng vấn chuyên sâu đối với người dân, đại diện chính quyền và đội ngũ quản lý văn hóa tại địa bàn hai xã An Hải và An Vĩnh của huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, vào các năm 2015 và 2016, tác giả đã khảo sát và nhận diện một số khía cạnh nhất định hiện trạng của diễn biến sinh kế và quá trình thích ứng với biển để kế thừa, bồi đắp cho văn hóa sinh ...

  • Article


  • Tác giả: Nguyễn,Hồng Mai (2018)

  • Người cao tuổi (NCT) là nhóm đối tượng được đặc biệt quan tâm khi quá trình già hóa dân số đang diễn ra với tốc độ “phi mã”. Ngoài những khó khăn chung của những người ở nhóm tuổi này, người cao tuổi Việt Nam còn đối diện với một số vấn đề có tính đặc thù, trong đó có yếu tố văn hóa. Nhiều người gặp cú sốc tâm lý khi chứng kiến sự biến đổi giá trị: từ chỗđề cao giá trị cộng đồng - người già gắn bó suốt đời với con cái, đến việc khẳng định giá trị cá nhân, cổ vũ lối sống độc lập. Một trong những nguyên nhân của hiện trạng này đến từ việc biến đổi cấu trúc gia đình. Trên cơ sở phân tích mô hình cấu trúc gia đình xưa và nay, bài viết nhấn mạnh tính khách quan của sự biến đổi và xã hội cần thiết có chiến lược thích ứng đối phó để đảm bảo cuộc sống người cao tuổi

  • Article


  • Tác giả: Nguyễn,Huy Phòng (2018)

  • Sân khấu truyền thống là một loại hình nghệ thuật đặc biệt, là sản phẩm của nền văn hóa, văn minh nông nghiệp lúa nước, nơi kết tinh tâm hồn, trí tuệ, tình cảm ông cha, góp phần làm nên nét độc đáo của bản sắc văn hóa dân tộc. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, sân khấu truyền thống đã đem đến những món ăn tinh thần bổ ích, nuôi dưỡng, giáo dục và hình thành lên những đức tính, phẩm chất tốt đẹp cho con người. Tuy nhiên trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, làn sóng kỹ nghệ hiện đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã mở ra những cơ hội thuận lợi, đồng thời đặt ra những thách thức cho tương lai, số phận của sân khấu. Khảo sát hiện trạng hoạt động của một số loại hình nghệ thuật sân khấu như Chèo, Tuồng, Cải lương, Kịch nói trong những năm gần đây trên cả hai bình diện thuận lợi và khó...

  • Article


  • Tác giả: Lê,Văn Minh; Lò,Ngọc Diệp (2018)

  • Chõ đồ xôi là sản phẩm của nghề thủ công truyền thống, nghề có giá trị văn hóa - xã hội tộc người, được người dân gìn giữ thông qua quá trình lao động sản xuất, trong đó chõ đồ xôi bằng gỗ của đồng bào dân tộc Thái được biết đến nhiều hơn cả. Nghề làm chõ xôi ở xã Chiềng Kheo, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La hiện nay được nhân dân trong vùng và một số vùng lân cận ưa chuộng. Nghề tồn tại và duy trì không chỉ đáp ứng nhu cầu đời sống thường ngày mà còn do nhu cầu nối tiếp văn hóa truyền thống của cộng đồng, bởi sản phẩm của nghề thúc đẩy việc bảo tồn tri thức dân gian nghề và gìn giữ những giá trị cốt lõi của văn hóa Thái. Bài viết nghiên cứu các tri thức dân gian của nghề thủ công truyền thống và quy trình làm chõ xôi bằng gỗ, từ đó đưa ra một số giải pháp bảo tồn, phát triển nghề và t...

  • Article


  • Tác giả: Đỗ,Trần Phương (2018)

  • Đức tin Công giáo đóng vai trò quan trọng, chi phối thế giới quan, nhân sinh quan của cộng đồng người theo Công giáo. Với người Công giáo, nhà thờ là một trong những nơi mà giáo dân được thực hành và suy niệm về đức tin của mình một cách sâu sắc. Qua khảo sát hệ thống nhà thờ Công giáo tại Hà Nội, chúng tôi nhận thấy duy chỉ tại nhà thờ Hà Hồi có một hệ thống câu đối được chạm khắc rất tinh xảo với nội dung thể hiện rõ nét đức tin Công giáo. Đây không chỉ là cách chuyển tải niềm tin rất đặc biệt, mà còn cho thấy sự hội nhập giữa Công giáo và văn hóa Việt Nam