Tìm kiếm

Bộ lọc:

Bộ lọc:

Bộ lọc:

Kết quả tìm kiếm

Danh sách kết quả tìm kiếm tài liệu từ 381 đến 386 trong 386 tài liệu phù hợp.
Tài liệu phù hợp với tiêu chí tìm kiếm:
  • Article


  • Tác giả: Trương, Thúy Mai (2021)

  • Trong nghiên cứu văn hóa hiện nay, phương pháp “truyện kể” được các học giả, nhà nghiên cứu sử dụng ngày càng phổ biến. Truyện kể trở thành nguồn tài nguyên văn hóa xã hội, mà thông qua nguồn tài nguyên đó, người kể chuyện tham gia vào quá trình giải nghĩa. Do vậy, phương pháp này giúp các học giả, nhà nghiên cứu và nhà phân tích có cái nhìn sâu sắc về những chủ thể văn hóa và thông qua cuộc đời của họ có thể hiểu về xã hội. Bài viết giới thiệu một góc nhìn về phương pháp “truyện kể” nhằm tham góp thêm một cách tiếp cận trong nghiên cứu văn hóa/văn hóa học.

  • Article


  • Tác giả: Dương,Hà My (2016)

  • Với chức năng bảo tồn,trao truyền, giáo dục các giá trị văn hóa và tri thức, tạo ra không gian văn hóa để cộng đồng sáng tạo, hưởng thụ các sản phẩm văn hóa, các thiết chế văn hóa ( cả truyền thống và hiện đại) có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa. Ở mỗi thời kỳ, tuy có những điểm khác nhau song các thiết chế văn hóa này vẫn luôn làm tròn trách nhiệm của mình. Các thiết chế văn hóa truyền thống mà ta hay nhắc tới là những ngôi đình,ngôi chùa từ bao đời đã trở nên quen thuộc và gắn bó với người Việt Nam, và với tỉnh Bắc Giang cũng không ngoại lệ. Với hơn 2000 di tích trong toàn tỉnh, trong toàn tỉnh, trong đó có nhiều đình, chùa nổi tiếng, trở thành niềm tự hào của người dân tỉnh Bắc Giang, các di tích-thiết chế văn hóa truyền thống này vẫn không ngừng phát huy giá trị, góp ...

  • Article


  • Tác giả: Hoàng, Văn Hùng (2022)

  • Việc tìm hiếu nghiên cứu về công tác quản lý văn hóa nói chung, quản lý thiết chế văn hóa nói riêng không phải là vấn đề mới những cũng không phải là đã được đề cập nhiều. Bài viết đề cập đến hoạt động quản lý văn hóa và Trung tâm Văn hóa trong bối cảnh điều kiện nước ta hiện nay. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Du lịch ở huyện Quế Phong

  • Article


  • Tác giả: Nông, Anh Nga; Phan, Thị Bích Thảo (2023)

  • Cao Bằng là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, với phong cảnh núi non hùng vĩ, gắn liền với nhiều di tích lịch sử như hang Pác Pó, thác Bản Giốc, suối Lê Nin, động Ngườm Ngao...Bên canh đó, Cao Bằng còn nổi tiếng với nhiều lễ hội truyền thống(LHTT) như lễ hội Lồng tồng, lễ hội đền Vua Lê, lễ hội thác Bản Giốc, lễ hội đền kỳ Sầm...Đến với Cao Bằng, khách du lịch được trải nghiệm và hào mình vào không khí lễ hội rất đặc sắc. Tuy nhiên hiện nay, môi trường văn hóa trong các LHTT ở Cao Bằng cũng cần được các ban , ngành quan tâm, tìm hiểu thực trạng và đưa ra những giải pháp cụ thể để hoạt động lễ hội đáp ứng được sự kì vọng của nhân dân và khách tham quan

  • Article


  • Tác giả: Nguyễn, Anh Tuấn (2023)

  • Rác thải sinh hoạt tại đô thị hiện là một trong những chủ đề quan tâm trong nội dung bảo vệ môi trường. Liên quan tới chủ đề này, nhiều góc độ được tiếp cận như từ phía nhà quản lý, từ phía các cơ quan liên quan tới thu gom, xử lý và từ phía người dân. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ bàn tới những vấn đề rác thải sinh hoạt từ phía hộ gia đình. Bài viết đi sâu tìm hiểu nhận thức người dân về rác thải sinh hoạt , ý thức bảo vệ môi trường của người dân liên quan tới rác thải sinh hoạt, thói quen ứng xử với rác thải sinh hoạt của người dân. Trên cơ sở đó, bài viết mong muốn đặt ra vấn đề xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường cho ngời dân đô thị. bài viết này cũng chỉ tập trung vào một loại hình rác thải là chất thải rắn sinh họa. Vấn đè nguồn nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đìn...

  • Article


  • Tác giả: Đinh, Công Tuấn (2022)

  • Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về văn hóa, vai trò của văn hóa, chính sách văn hóa, nghiên cứu này tập trung phân tích chính sách văn hóa, nguyên tắc của chính sách văn hóa và vai trò của chính sách văn hóa, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng ban hành chính sách quản lý văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế của Việt Nam