Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

  • previous
  • 1
  • next
Results 1-8 of 8 (Search time: 0.018 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Đỗ,Thị Thu Thủy (2019)

  • Đào tạo viết văn đã có truyền thống ở Việt Nam, gắn với với lịch sử 40 năm hình thành, phát triển của Trường Viết văn Nguyễn Du, nay là Khoa Viết văn, Báo chí thuộc Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Trước yêu cầu thực tiễn đổi mới căn bản giáo dục đào tạo và xu thế hội nhập, toàn cầu hóa, việc xác định mục tiêu, chương trình đào tạo theo hướng cập nhật, hiện đại, hiệu quả vừa là đòi hỏi tất yếu đối với các ngành đào tạo nói chung, đồng thời mở ra triển vọng duy trì, phát triển ngành học vốn mang tính đặc thù, có bề dày truyền thống này ở Việt Nam

  • Article


  • Authors: Đỗ, Thị Quyên (2019)

  • Ngành Kinh doanh xuất bản phẩm (XBP) là một trong những ngành đào tạo ra đời từ những năm đầu trong lịch sử truyền thống 60 năm phát triển và trưởng thành của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Trong 60 năm lịch sử của Trường, nhiều thế hệ cán bộ giảng viên đã thầm lặng cống hiến cho sự nghiệp đào tạo của Khoa và Trường, cung cấp hàng ngàn cán bộ phát hành cho các nhà xuất bản, các đơn vị doanh nghiệp phát hành, cơ quan văn hóa truyền thông trên cả nước. Mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo ngành Kinh doanh XBP từng bước đổi mới trên cơ sở kế thừa và hội tụ những thành tựu đạt được trước đó, gắn kết với yêu cầu của thời đại và hướng tới xu hướng phát triển trong tương lai nhằm đáp ứng những yêu cầu mới của ngành đang đặt ra trong thực tiễn hiện nay. Bài viết nhằm ghi lại sự nỗ lực ...

  • Article


  • Authors: Bùi, Thanh Thủy (2019)

  • Toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu đang diễn ra nhanh, mạnh trong thời đại ngày nay. Trước bối cảnh đó, quốc tế hoá giáo dục là một xu thế mới trong chính sách phát triển giáo dục ở các nước nhằm góp phần định hướng tiến trình hội nhập/toàn cầu hoá. Quốc tế hóa giáo dục chính là quá trình hội nhập quốc tế về giáo dục đào tạo, trong đó các yếu tố quốc tế và liên văn hoá được tích hợp vào chức năng, nhiệm vụ, cách cung ứng và tiến trình tổ chức thực hiện giáo dục, đào tạo. Vấn đề này đang diễn ra mạnh mẽ trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực của hầu hết các ngành nghề tại các cơ sở đào tạo ở Việt Nam, đòi hỏi các cơ sở đào tạo phải nhanh chóng, để chủ động tham gia vào quá trình hội nhập trong bối cảnh hiện nay.

  • Article


  • Authors: Chử,Bá Quyết (2019)

  • Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và internet, sự xuất hiện của sách điện tử đã làm thay đổi cách thức sử dụng sách và văn hóa đọc của công chúng, nhất là đối với sinh viên, những người tiếp cận nhanh với công nghệ hiện đại và cũng là đối tượng đọc sách rất đông đảo trong xã hội. Bài viết khảo sát tình hình sử dụng sách điện tử của sinh viên tại Việt Nam, đối chiếu so sánh với một số nghiên cứu cùng loại trên thế giới. Việc sử dụng sách điện tử đã mang lại nhiều lợi ích và cả những hạn chế cho sinh viên, từ đó đưa ra một số trao đổi nhằm giúp cho việc sử dụng sách điện tử của sinh viên ngày càng hữu ích hơn.

  • Article


  • Authors: Phạm,Thanh Tâm (2019)

  • 60 năm ra đời, xây dựng và trưởng thành, Khoa Xuất bản, Phát hành đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp đào tạo cán bộ ngành xuất bản nói chung và phát hành sách nói riêng. Từ một đơn vị đào tạo nghiệp vụ văn hóa, số lượng giảng viên ít ỏi, chương trình, mục tiêu đào tạo nghèo nàn, đến nay khoa đã có một vị trí đặc biệt trong trường đại học đào tạo cán bộ văn hóa lớn nhất đất nước (HUC), đồng thời đang nỗ lực khẳng định vị thế của mình trong đào tạo cán bộ trước yêu cầu của toàn cầu hóa kinh tế.

  • Article


  • Authors: Nguyễn,Thị Ngân (2019)

  • Đề tài văn học là phạm trù thể hiện cá tính sáng tạo và trường nhìn của người viết. Việc lựa chọn đề tài phụ thuộc vào nhiều yếu tố: hoàn cảnh lịch sử, nét đặc thù của đời sống văn hóa – xã hội, sở trường của người viết... Tuy nhiên, dù ý thức hay không, giới là phương diện làm nên nét riêng trong cách lựa chọn đề tài của người cầm bút. Có thể khẳng định có một lối viết nữ trong tiểu thuyết các nhà văn nữ về phương diện đề tài. Nhìn chung, tiểu thuyết của nữ giới tập trung vào các đề tài cơ bản là tình yêu và tình dục, hôn nhân và gia đình, chiến tranh và sinh thái. Việc lựa chọn những đề tài vốn được cho là đặc quyền của nam giới đã thể hiện vị thế, sức sáng tạo của các nhà văn nữ trong dòng chung của văn học đương đại. Ngay với những đề tài quen thuộc, cách chiếm lĩnh hiện thực ...

  • previous
  • 1
  • next