Tìm kiếm

Bộ lọc:


Bộ lọc:


Bộ lọc:

Kết quả tìm kiếm

  • Trang trước
  • 1
  • Trang sau
Danh sách kết quả tìm kiếm tài liệu từ 1 đến 6 trong 6 tài liệu phù hợp.
Tài liệu phù hợp với tiêu chí tìm kiếm:
  • Article


  • Tác giả: Trần, Quốc Tuấn (2019)

  • Thiêng hóa môi trường tự nhiên đã xuất hiện từ lâu trong văn hóa tín ngưỡng của hầu hết các dân tộc trên thế giới. Thuyết vạn vật hữu linh của Edward Burnett Tylor đã cho thấy ý nghĩa sâu sắc trong quan niệm của con người từ thời nguyên thủy về thế giới tự nhiên tồn tại xung quanh họ thông qua những hoạt động văn hóa tín ngưỡng. Ở Việt Nam, chúng ta cũng bắt gặp hiện tượng thiêng hóa môi trường tự nhiên trong văn hóa tín ngưỡng của nhân dân xuất hiện từ xa xưa và khá phổ biến. Xem xét, nghiên cứu về nó có thể giúp chúng ta thấy được sâu sắc hơn quan niệm về vũ trụ luận phương Đông trong dòng chảy lịch sử, văn hóa truyền thống Việt Nam.

  • Article


  • Tác giả: Vũ, Văn Đạt (2019)

  • Lễ hội Công giáo là hoạt động văn hóa - tôn giáo không thể thiếu trong đời sống đạo của người Công giáo Việt Nam. Sự kết hợp, giao thoa giữa Công giáo và văn hóa truyền thống dân tộc trong các lễ hội Công giáo được biểu hiện trong các lễ nghi, âm nhạc, trang phục lễ hội, công cụ thờ cúng và trong các trò chơi dân gian. Những dấu ấn văn hóa truyền thống được lưu giữ và thể hiện khá phong phú và đậm nét, từ những chất liệu đơn sơ, bình dị cho tới những nghi lễ cầu kỳ, làm cho các lễ hội Công giáo trở nên một không gian văn hóa gần gũi hơn với người Việt.

  • Article


  • Tác giả: Nguyễn, Thùy Linh (2020)

  • Gần đây, những sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng ngày một được thực hành phổ biến và ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống văn hóa xã hội, và có thể coi đây là một sự “trỗi dậy” của yếu tố truyền thống trong đời sống đương đại. Từ lâu, người dân quanh khu vực đền Và nói riêng và thị xã Sơn Tây nói chung đã tồn tại một niềm tin tín ngưỡng sâu sắc về Đức Thánh Tản - một vị nhiên thần, nhân thần và “bách nghệ tổ sư” trong tâm thức cộng đồng bao đời nay. Yếu tố trực tiếp tác động và ảnh hưởng sâu sắc đến tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản tại đây là hệ tư tưởng chính trị quán xuyến qua nhiều thế hệ cùng với sự tham gia của chính quyền và cộng đồng, còn gọi là định chế xã hội. Bài viết phân tích những tác động của định chế xã hội đối với việc hình thành và bảo lưu tín ngưỡng thờ Đức Thá...

  • Article


  • Tác giả: Lê, Anh Tuấn (2021)

  • Trong văn hóa của dân tộc Katu, hình tượng con trâu rất phổ biến, nhưng quan trọng nhất, trâu được chọn là lễ vật cao quý nhất hiến tế dâng thần linh. Tập tục hiến sinh trâu là nghi lễ quy mô nhất, mang ý nghĩa cao nhất đối với người Katu trước đây cũng như hiện nay, mang đậm nét đặc trưng bản sắc văn hóa của cư dân bản địa vùng Trường Sơn - Tây Nguyên, phản ánh một cách đầy đủ nhất những sắc thái văn hóa cộng đồng của một tộc người trong sự cộng hưởng về cầu phúc, cầu an, cầu mùa. Năm 1938, chuyên đề “Les chasseurs de sang” (Những kẻ săn máu) được nghiên cứu bởi L. Pichon, xuất bản trong tập san “Hội những người bạn Cố đô Huế” (Bulletin des Amis du Vieux Hué - BAVH) giúp chúng ta có được những hiểu biết rõ hơn về nghi lễ hiến sinh này ở dân tộc Katu

  • Article


  • Tác giả: Lê, Thị Thu Hiền (2021)

  • Đô thị hóa là quá trình tất yếu trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước ở Việt Nam. Là một trong những địa phương có tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh và mạnh nhất trong cả nước, diện mạo thành phố Đà Nẵng đang không ngừng đổi mới, kéo theo sự chuyển biến của các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có tín ngưỡng của cư dân ven biển, được biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Bài viết tập trung vào những xu hướng biến đổi tín ngưỡng của cư dân ven biển Đà Nẵng trong quá trình đô thị hóa thành phố khoảng hơn 10 năm trở lại đây. Qua đó, rút ra một số vấn đề cần quan tâm nhằm giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa tín ngưỡng đặc sắc của cư dân ven biển Đà Nẵng, góp phần xây dựng một nền văn hóa biển Đà Nẵng hiện đại nhưng không mất đi dấu ấn...

  • Article


  • Tác giả: Nguyễn, Thị Yên (2023)

  • Tín ngưỡng Tứ phủ của người Việt được hình thành lâu dài trong diễn trình lịch sử, gắn với những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, góp phần làm nên nét đặc trưng cho văn hóa tín ngưỡng Việt Nam. Tuy nhiên, từ sau khi được ghi danh là Di sản Văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, nảy sinh không ít các vấn đề liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ và phát huy tín ngưỡng này. Bài viết này phân tích quan điểm của UNESCO về vai trò của nhà nước và cộng đồng trong bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể và việc vận dụng vào chính sách bảo vệ di sản văn hóa của Việt Nam. Trên cơ sở đó, chúng tôi thảo luận các vấn đề nảy sinh từ thực tiễn quản lý, bảo vệ, phát huy di sản văn hóa thực hành tín ngưỡng Tứ phủ từ sau khi ghi danh qua các vấn đề: xác định giá trị d...

  • Trang trước
  • 1
  • Trang sau