Tìm kiếm

Bộ lọc:


Bộ lọc:


Bộ lọc:

Kết quả tìm kiếm

Danh sách kết quả tìm kiếm tài liệu từ 1 đến 10 trong 13 tài liệu phù hợp.
Tài liệu phù hợp với tiêu chí tìm kiếm:
  • Thesis


  • Tác giả: Trần, Đức Nguyên (2014)

  • Bắc Ninh là địa phương giàu truyền thống lịch sử, đấu tranh cách mạng. Truyền thống đó đã hình thành nên một hệ thống di tích lịch sử - văn hóa đa dạng và phong phú, trong đó có các di tích lịch sử cách mạng, đặc biệt là các di tích gắn với thời kỳ hoạt động của Đảng đầu thế kỷ XX, thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Đây là những di tích tiêu biểu, gắn liền với nhiều sự kiện, nhiều cá nhân ưu tú của Đảng ta trong thời kỳ đầu ra đời và lãnh đạo quần chúng. Ngày nay, những di tích ấy vẫn có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, góp phần không nhỏ trong việc giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ.

  • Thesis


  • Tác giả: Trần, Đức Nguyên (2010)

  • Di tích cách mạng – kháng chiến trên địa bàn Thủ đô hiện nay có số lượng tương đối lớn, nằm ở nhiều quận, huyện khác nhau. Cùng với các di tích lịch sử - văn hoá, di tích cách mạng – kháng chiến góp phần tô điểm, làm sáng lên truyền thống yêu nước đồng thời cũng thể hiện tinh thần yêu chuộng hoà bình, tự do của cư dân Hà Nội. Ngày nay, việc phát huy giá trị của các di tích ấy có vai trò quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng. Điều đó càng có ý nghĩa hơn khi Thủ đô của chúng ta đã bước vào tuổi 1000 năm.

  • Thesis


  • Tác giả: Trần, Đức Nguyên (2013)

  • Việc bảo vệ, giữ gìn các di tích lịch sử văn hóa đã và đang được cả xã hội quan tâm, trong đó ghi nhận những đóng góp rất lớn của cộng đồng. Với sự tham gia của cộng đồng, nhiều di tích đã được trùng tu, tu bổ tránh được sự hủy hoại của thiên nhiên, môi trường, đồng thời đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm thì cũng xuất hiện những hạn chế như xây dựng, tu bổ sai nguyên tắc, làm sai lệch giá trị của di tích… Điều này đã đặt ra cho các cơ quan quản lý nhiệm vụ định hướng, giám sát khi huy động các nguồn lực từ cộng đồng trong bảo vệ di tích lịch sử văn hóa.

  • Article


  • Tác giả: Trần, Đức Nguyên; Lê,Minh Chi (2018)

  • Thổ Hà là một ngôi làng cổ, lưu giữ nhiều giá trị văn hóa tiêu biểu. Trước đây, làng Thổ Hà có nghề gốm nổi tiếng, tạo nên sự thịnh vượng cho cư dân địa phương cả về vật chất lẫn tinh thần. Hiện nay, nghề gốm xưa không còn nhưng Thổ Hà vẫn còn hệ thống các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú mang nhiều nét tiêu biểu của văn hóa làng nghề và của vùng văn hóa Kinh Bắc. Những giá trị văn hóa đó nên được bảo tồn và phát huy dưới hình thức bảo tàng hóa - một trong những xu hướng bảo tồn mới của bảo tàng học. Áp dụng hình thức bảo tàng hóa sẽ góp phần gìn giữ được những di sản văn hóa - tài sản quý giá của địa phương trước những ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay

  • Article


  • Tác giả: Trần, Đức Nguyên (2020)

  • Hiện nay, chúng ta đang sống trong thời đại kỳ cầu hóa và hội nhập quốc tế trên nhiều lĩnh vực như kinh tế - văn hóa – xã hội... Trong thời kỳ này, thế giới ghi nhận sự - phát triển với những bước tiến mạnh mẽ của khoa học công nghệ, của nền kinh tế tri thức và bùng nổ truyền thông. Người ta đã thừa nhận rằng truyền thông là tiền đề cơ bản của sự phát triển văn hóa và là huyết mạch của mọi nền kinh tế. Hoạt động truyền thông với mục đích cung cấp thông thông tin, hình thành sự hiểu biết và thức tỉnh sự hoạt động của con người.

  • Article


  • Tác giả: Trần, Đức Nguyên (2022)

  • Biển, đảo là một bộ phận cấu thành chủ quyền quốc gia, vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo trong những năm qua được toàn Đảng, toàn dân quan tâm và thực hiện nhiệm vụ này dưới nhiều hình thức khác nhau. Bảo tàng là thiết chế văn hóa quan trọng, với chức năng của mình đã thực hiện việc nghiên cứu sưu tầm, gìn giữ và phát huy giá trị các tư liệu, hiện vật phản ánh về chủ quyền biển đảo Việt Nam. Các tư liệu, hiện vật về chủ quyền biển đảo là các di sản văn hóa quý giá - các bằng chứng vật chất cụ thể khẳng định chủ quyền thiêng liêng không thể bị tách dời của đất nước. Thông qua nội dung bài viết sẽ đề cập đến hoạt động cụ thể của một số bảo tàng, đồng thời cũng bước đầu đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của việc sưu tầm và phát huy giá trị các tư liệu, hiện vật về chủ quyền b...

  • Article


  • Tác giả: Lưu, Ngọc Thành; Trần, Đức Nguyên (2020)

  • Tây Giang là vùng đất biên viễn, núi cao hiểm trở, dân cư thưa thớt, nơi đây chủ yếu là người dân tộc Cơ Tu cư trú. Họ sống rất phân tán, phần lớn tập trung ven suối trong những khu rừng sâu. Trong quá trình sinh tồn và phát triển, dân tộc Cơ Tu đã xây dựng vun đắp để tạo ra một kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú và đa dạng. Trong những năm qua chính quyền các cấp và người dân Cơ Tu đã cùng nhau chung sức bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tại các bản làng bằng những việc làm thiết thực như phục hồi kiến trúc nhà Gươl, bảo tồn nghề dệt, khôi phục ẩm thực, sưu tầm, biên chép về phong tục, tin ngưỡng. lễ hội, dân ca dân vũ... tiêu biểu như khôi phục, thành lập đội cồng chiêng... Trên cơ sở kho tàng di sản văn hóa và các hoạt động bảo tồn và phát h...