Tìm kiếm

Bộ lọc:


Bộ lọc:


Bộ lọc:

Kết quả tìm kiếm

Danh sách kết quả tìm kiếm tài liệu từ 11 đến 20 trong 22 tài liệu phù hợp.
Tài liệu phù hợp với tiêu chí tìm kiếm:
  • Article


  • Tác giả: Lưu, Tuấn Anh (2020)

  • Hiện nay việc đưa các môn học có nội dung về văn hóa vào chương trình đào tạo bậc đại học khối ngành Du lịch ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh diễn ra trong 3 mức độ là cần thiết, bình thường và không cần thiết. Thực tế công việc ở ngành nghề du lịch cho thấy người làm trong ngành cần có sự am hiểu và khả năng ứng dụng kiến thức về một loại văn hóa nào đó để làm việc thuận lợi và hiệu quả hơn. Bài viết đánh giá cao việc giảng dạy các môn học có nội dung về văn hóa ở khối ngành Du lịch bậc đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở phân tích thực trạng chương trình đào tạo của các trường và đề xuất một số định hướng giảng dạy hiệu quả này.

  • Article


  • Tác giả: Lê, Hồng Lý (2020)

  • Lễ hội dân gian Việt Nam với số lượng lên đến 7.039 trong tổng số gần 8.000 lễ hội, lại trải rộng khắp các làng quê, vùng miền trên cả nước cho thấy đây là một tiềm năng vô cùng to lớn cho phát triển du lịch. Du lịch lễ hội là hình thức du lịch tổng hợp, đáp ứng được cùng lúc nhiều nhu cầu của con người. Ngoài việc đi hội như một nhu cầu tâm linh không thể thiếu được của người Việt Nam, thì đi hội còn là một sự khám phá về di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, đặc sản văn hóa, ẩm thực,... của mỗi địa phương. Do vậy, du lịch lễ hội là một nguồn lực không nhỏ cho sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa đối với việc phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế thị trường, việc biến di sản văn hóa thành một tài sản kinh tế phục v...

  • Article


  • Tác giả: Phùng, Quốc Hiếu; Đoàn, Văn Thắng (2020)

  • Thương hiệu du lịch di sản văn hóa có vai trò quan trọng trong việc để di sản tham gia vào sự phát triển của đời sống đương đại, cũng như tạo nguồn lực cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Bên cạnh đó, phát triển thương hiệu du lịch di sản văn hóa sẽ thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm du lịch, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh, mang lại lợi ích cho chính quyền, cộng đồng, doanh nghiệp và cả du khách. Do đó, cần tìm ra phương thức để nâng cao vai trò của các bên liên quan trong vấn đề phát triển thương hiệu du lịch di sản văn hóa như một cách thức quản lý để mang lại nhiều lợi ích cho di sản

  • Article


  • Tác giả: Đinh, Thị Phương Anh (2020)

  • Đồng bằng sông Hồng là một trong những khu vực sớm được quan tâm đầu tư phát triển du lịch trong cả nước. Tài nguyên du lịch nhân văn với giá trị cốt lõi là “văn minh sông Hồng” là chất liệu chính cho việc xây dựng các sản phẩm du lịch trên địa bàn. Dựa vào lý thuyết địa văn hóa của các nhà khoa học đi trước, bài viết xác định đặc trưng văn hóa các tiểu vùng ở đồng bằng sông Hồng trong sự tồn tại của các di sản hiện nay, trên cơ sở đó, đề xuất xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù như một cách thức làm mới các sản phẩm du lịch hiện có và quảng bá rộng rãi hơn giá trị của văn minh sông Hồng đến thị trường du lịch hiện tại và tương lai.

  • Article


  • Tác giả: Đỗ, Trần Phương (2021)

  • Trong những năm gần đây, lượng khách du lịch của Việt Nam tăng nhanh, kéo theo đội ngũ lao động phục vụ du lịch, bao gồm đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, cũng phải tăng theo để đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành. Mặc dù đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tăng trưởng nhanh về số lượng, nhưng công tác quản lý đội ngũ này còn nhiều khó khăn, hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng du lịch Việt Nam. Điều này đặt ra yêu cầu cần có những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý hướng dẫn viên du lịch ở Việt Nam hiện nay

  • Article


  • Tác giả: Phạm, Thị Hải Yến (2020)

  • MICE là loại hình du lịch hiện đại và là động lực quan trọng của sự phát triển nền kinh tế toàn cầu vì nó có thể tạo thêm thu nhập cho các quốc gia và thành phố nơi tổ chức các hoạt động của MICE. Với lợi thế là trung tâm văn hóa, chính trị của cả nước, tài nguyên du lịch đa dạng, ẩm thực phong phú, chính trị ổn định,... Hà Nội hội tụ đủ các điều kiện để kinh doanh và khai thác loại hình du lịch MICE. Tuy nhiên, lượng khách MICE đến với Hà Nội còn hạn chế, thu nhập từ đối tượng khách này cũng chưa cao. Trên cơ sở nghiên cứu thực địa, bài viết phân tích, làm rõ tiềm năng và thực trạng kinh doanh du lịch MICE tại Hà Nội hiện nay, từ đó đưa ra một số gợi ý có tính chất tham vấn trong việc phát triển loại hình du lịch đầy tiềm năng này.

  • Article


  • Tác giả: Phạm, Thị Hải Yến (2023)

  • Đại dịch Covid-19 bùng phát như một đòn giáng mạnh vào nền kinh tế nói chung, trong đó du lịch là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Tất cả các chỉ số phát triển đều sụt giảm một cách nghiêm trọng: thị trường du lịch quốc tế gần như đóng băng, khách du lịch giảm đáng kể, các cơ sở lưu trú chỉ đạt công suất 10% đến 15%,... điều này dẫn đến các doanh nghiệp lữ hành đóng cửa hàng loạt, nhân lực trong du lịch phải nghỉ việc để tìm ngành nghề khác. Đây có thể coi là giai đoạn tồi tệ nhất trong lịch sử phát triển của ngành du lịch. Trong giai đoạn này, thị trường du lịch nội địa đã phần nào “cứu cánh” cho toàn ngành du lịch và qua đó chúng ta nhận thấy một thị trường vô cùng tiềm năng đã bị bỏ qua trong những năm gần đây. Bài viết sẽ tập trung phân tích những xu hướng c...

  • Article


  • Tác giả: Trần, Bá Duy; Trương, Mai Ngọc (2023)

  • Tiếp cận từ mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT), bài viết này phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng đặt phòng khách sạn của thế hệ Z tại Việt Nam. Kết quả phân tích cho thấy, có ba yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng đặt phòng khách sạn là “hiệu suất kỳ vọng”, “ảnh hưởng xã hội” và “nỗ lực kỳ vọng”. Kết quả của nghiên cứu này là nguồn tham khảo hữu ích cho các nhà phát triển và nhà cung cấp dịch vụ triển khai thành công các ứng dụng đặt phòng khách sạn dựa trên tính tiện dụng, hữu ích.

  • Article


  • Tác giả: Đặng, Thị Phương Anh (2023)

  • Du lịch di sản ẩm thực là một trong những loại hình được khách du lịch ưa chuộng nhất trên thế giới. Bởi loại hình này không chỉ mang đến cho khách du lịch những trải nghiệm về đồ ăn, thức uống đặc trưng của điểm đến mà còn cung cấp tri thức bản địa, bối cảnh văn hóa của một loại hình di sản được hình thành và bồi tụ từ lâu đời ở địa phương. Bài viết này, thông qua việc tổng hợp kiến giải về khả năng phát triển loại hình du lịch di sản ẩm thực, đánh giá thực trạng khai thác loại hình này tại thủ đô Hà Nội, trung tâm kinh tế - xã hội và là trung tâm du lịch lớn của cả nước. Những kiến giải này là căn cứ cho sự đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tạo dựng thương hiệu điểm đến đặc thù cho Hà Nội và góp phần vào sự phát triển hơn nữa theo định hướng bền vững của du lịch thủ đô...

  • Article


  • Tác giả: Dương, Văn Sáu (2023)

  • Hiện nay, sự phát triển của kinh tế du lịch phụ thuộc rất lớn vào số lượng và chất lượng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống xã hội Việt Nam, trong đó có kinh tế du lịch. Bên cạnh đó, phát triển Du lịch thông minh là một xu thế tất yếu của Du lịch Việt Nam. Muốn phát triển Du lịch thông minh đòi hỏi nguồn nhân lực du lịch phải đáp ứng các yêu cầu về hiểu biết rộng, kiến thức nghề vững, kỹ năng làm việc thuần thục, ngoại ngữ giỏi, ý thức trách nhiệm và kỷ luật cao, làm chủ khoa học công nghệ hiện đại, có sức khỏe tốt và sự năng động sáng tạo với đam mê nghề du lịch… Tất cả những yêu cầu đó đối với nguồn nhân lực du lịch sẽ trở thành yếu tố quyết định sự phát triển b...