Tìm kiếm

Bộ lọc:


Bộ lọc:


Bộ lọc:

Kết quả tìm kiếm

Danh sách kết quả tìm kiếm tài liệu từ 21 đến 30 trong 120 tài liệu phù hợp.
Tài liệu phù hợp với tiêu chí tìm kiếm:
  • Other


  • Tác giả: Đinh,Thị Thanh Mai; Nguyễn,Thị Bé Ba (2013)

  • Quá trình khai thác tiềm năng để phát triển du lịch ở huyện đảo Phú Quốc đã được tiến hành từ lâu. Tuy nhiên, hiện nay các loại hình du lịch phát triển rất đơn điệu, sản phẩm du lịch nghèo nàn, chưa tạo được sức thu hút du khách, hiệu quả kinh tế thu được từ du lịch chưa cao. Vì vậy, việc phát triển đa dạng các loại hình du lịch sẽ góp phần quan trọng cho quá trình khai thác hiệu quả lợi thế so sánh về tiềm năng, đáp ứng nhu cầu của du khách và nâng cao hiệu quả kinh tế

  • Other


  • Tác giả: Phạm,Xuân Hậu; Nguyễn,Ngọc Sỹ (2015)

  • Bài trình bày việc đánh giá các điểm tài nguyên du lịch của tỉnh Vĩnh Long, theo phương pháp thang điểm tổng hợp,để xác định mức độ thuận lợi của các điểm tài nguyên. Từ đó xây dựng định hướng và kế hoạch chiến lược phát triển các điểm du lịch, phù hợp với điều kiện cụ thể theo mức độ đánh giá,nhằm khai thác tối đa tài nguyên,tạo được sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương,đáp ứng nhu cầu du khách trong nước và quốc tế thời kỳ hội nhập

  • Other


  • Tác giả: Trần,Xuân Biên; Nguyễn,Xuân Thành; Đỗ,Nguyên Hải (2015)

  • Với những lợi thế lớn và điều kiện tự nhiên,kinh tế xã hội, thành phố Uông Bí đã và đang phát triển một số sản phẩm nông nghiệp hàng hóa đặc thù của địa phương như vỉa chín sớm Phương Nam ,thanh long ruột đỏ,mai vàng Yên Tử,.. Bên cạnh đó,Uông Bí còn có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch. Tận dụng được những lợi thế sẵn có,tp đã bước đầu xây dựng mô hình gắn kết giữa hoạt động sản xuất nông nghiệp hàng hóa với phát triển du lịch nhằm hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. Qua nghiên cứu đã cho thấy được mối quan hệ cộng sinh giữa phát triển du lịch với sản xuất nông nghiệp hàng hóa tại thành phố Uông Bí

  • Other


  • Tác giả: Nguyễn,Quốc Nghi; Nguyễn,Thị Bảo Châu; Trần,Ngọc Lành (2012)

  • Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia tổ chức du lịch cộng đồng của người dân ở tỉnh An Giang. Số liệu của nghiên cứu được thu thập từ 135 hộ gia đình (80 hộ đã tham gia và 55 hộ chưa tham gia tổ chức du lịch cộng đồng) tại hai xã Mỹ Hòa Hưng (huyện Chợ Mới) và xã Châu Giang (Thị xã Tân Châu) tỉnh An Giang. Ứng dụng mô hình hồi quy binary logistic, nghiên cứu cho thấy, 5 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia tổ chức du lịch cộng đồng của người dân là trình độ học vấn của chủ hộ, qui mô gia đình, thu nhập gia đình, vốn xã hội và nghề truyền thống. Trong đó, nhân tố qui mô gia đình tác động mạnh nhất đến quyết định tham gia phát triển du lịch của người dân.

  • Other


  • Tác giả: Nguyễn,Thị Thống Nhất (2010)

  • Đà Nẵng với vị trí địa lý thuận lợi là một lợi thế cho thành phố trong việc thu hút khách du lịch, đồng thời mở rộng giao lưu kinh tế đến các vùng trong nước và nước ngoài ,là tiền đề quan trọng góp phần phát triển ngành du lịch cũng như các ngành kinh tế khác. Bài báo này nhằm mục đích xác định hiện trạng của thành phố Đà Nẵng đồng thời đề xuất các chiến lược marketing địa phương cũng như các giải pháp để thực hiện chiến lược này

  • Other


  • Tác giả: Phạm,Văn Chinh (2017)

  • Du lịch là ngành công nghiệp chiến lược của Việt Nam, đóng góp nhiều cho sự phát triển hạ tầng kỹ thuật và tăng thu ngân sách. Hải Tiến là khu du lịch mới với vẻ đẹp do thiên nhiên ban tặng, được định hướng phát triển bền vững gắn với các lợi thế cạnh tranh của tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động của khu du lịch vẫn trên cơ sở kế hoạch cụ thể hằng năm mà chưa có một chiến lược kinh doanh lâu dài. Theo Michael Porter, cha đẻ của lý thuyết cạnh tranh, chiến lược mô tả cách một doanh nghiệp theo đuổi lợi thế cạnh tranh trong thị trường một cách cụ thể hơn thông qua mô hình 5 áp lực cạnh tranh. Cùng với đó thông qua phân tích SWOT, tác giả đưa ra những gợi ý cho sự phát triển của khu du lịch Hải Tiến đến năm 2030

  • Other


  • Tác giả: Trần,Hữu Sơn (2018)

  • Phát triển dân tộc du lịch cộng đòng ở vùng dân tộc thiểu số nói chung và vùng các dân tộc rất ít người nói riêng là một trong những giảipháp quan trọng vừa nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc,vừa góp phần xây dựng nông thôn mới,tạo việc làm, xáo đói giảm nghèo,nâng cao đời sống cho người dân. Du lịch cộng đồng bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam vào cuối những năm 1980, loại hình du lịch này mới chính thức phát triển mở rộng,từng bước đem lại lợi ích tích cực về kinh tế cho nhiều địa phương. Tuy nhiên muốn phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững, đòi hỏi các địa phương phải xây dựng các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù, phù hợp từng vùng, có quy hoach và chọn lọc, hấp dẫn với từng đối tượng du khách. Nhân tố chính đóng góp cho sự thành công của loại hình du lịch này chính là c...