Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 23 (Search time: 0.023 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Đinh, Thúy Quỳnh; Phạm, Thị Phương Liên (2019)

  • Đào tạo theo tín chỉ là phương thức đặt việc dạy và học vào đúng với bản chất của nó, đó là đặt người học vào vị trí trung tâm của quá trình đào tạo. Người học được rèn thói quen tự học, tự khám phá kiến thức, có kỹ năng giải quyết vấn đề, tự chủ động thời gian hoàn thành một môn học, một chương trình đào tạo, khắc phục được việc học thụ động, thiếu tư duy phê phán. Với chức năng là nơi sưu tầm, xử lý, lưu trữ và phổ biến thông tin, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thông tin có chất lượng phục vụ cho công tác đào tạo của nhà trường, thư viện đã và đang đóng một vai trò không nhỏ trong việc hỗ trợ công tác dạy và học của người dạy, người học. Bài viết giới thiệu, so sánh những đặc điểm cơ bản của đào tạo theo học chế tín chỉ; phân tích vai trò của thư viện trong việc quá trình đào tạ...

  • Article


  • Authors: Đinh, Thúy Quỳnh (2017)

  • Sự phát triển của khoa học - công nghệ, quá trình toàn cầu hóa, đặc biệt là nhu cầu ngày càng đa dạng của người dùng tin đã tác động không nhỏ tới hoạt động thông tin nói chung và hoạt động phát triển dịch vụ thông tin nói riêng. Nhiều loại hình dịch vụ thông tin cũ đã không còn phù hợp, thay vào đó là những loại hình dịch vụ thông tin mới có khả năng liên kết, chia sẻ, không hạn chế số lượng, thời gian và không gian,… khi khai thác. Bài viết giới thiệu một số loại hình dịch vụ thông tin có xu hướng phát triển trong các thư viện đại học thời gian tới.

  • Article


  • Authors: Đinh, Thúy Quỳnh (2020)

  • Ngày nay, sự phát triển khoa học công nghệ nói chung và công nghệ thông tin nói riêng đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội. Hoạt động thông tin – thư viện cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Công nghệ thông tin đã làm thay đổi cả về chất và lượng của hoạt động thông tin – thư viện. Điển hình là sự chuyển mình của các thư viện từ thư viện truyền thống sang thư viện điện tử, thư viện số và tiến tới là Trung tâm Tri thức số. Tuy nhiên, thách thức trong việc xây dựng các trung tâm này đó là vấn đề bản quyền. Bài viết giới thiệu về sự thay đổi của hoạt động thông tin - thư viện dưới tác động của công nghệ thông tin, những vấn đề liên quan đến bản quyền và một số ý kiến nhằm đảm bảo thực thi bản quyền trong xây dựng Trung tâm Tri thức số ở Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Đinh, Thúy Quỳnh (2021)

  • Sự phát triển của khoa học - công nghệ, sự đa dạng trong nhu cầu tin của người dùng và quá trình toàn cầu hóa đã tác động không nhỏ tới hoạt động thông tin - thư viện nói chung và hoạt động biên mục nói riêng. Nếu như trước đây, hoạt động biên mục tại các thư viện được triển khai một cách thủ công và mang tính đơn lẻ thì từ nửa sau TK XX, cộng đồng thư viện thế giới đã chứng kiến sự phát triển đột biến trong lĩnh vực biên mục, trong đó phải kể đến sự liên kết, hợp tác và chia sẻ kết quả hiên mục giữa các thư viện. Từ đó, khái niệm Biên mục tập trung, Biên mục hợp tác đã ra đời. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người vẫn nhầm tưởng Biên mục tập trung chính là Biên mục hợp tác. Bởi hai hình thức hiện mục này đều liên quan đến ít nhất từ hai thư viện trở lên và hai thuật ngữ nghe có vẻ đồng ...

  • Article


  • Authors: Đinh, Thúy Quỳnh (2021)

  • Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được hình thành trên nền tảng của cuộc cách mạng số, đặc biệt là việc sử dụng Internet. Nội dung của cuộc cách mạng là sự phát triển hệ thống liên kết thế giới thực và ảo trên cơ sở vạn vật kết nối internet (Internet of Things – IoT) và các hệ thống kết nối internet (Internet of System – IoS). Cuộc cách mạng này đã và đang tác động sâu rộng tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và văn hóa đọc cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Bài viết góp phần làm rõ thêm khái niệm văn hóa đọc, giới thiệu khái quát về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và sự tác động của nó tới văn hóa đọc.

  • Article


  • Authors: Đinh, Thúy Quỳnh; Chu, Vân Khánh (2018)

  • Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được hình thành trên nền tảng của cuộc cách mạng số, đặc biệt là việc sử dụng Internet. Nội dung của cuộc cách mạng là sự phát triển hệ thống liên kết thế giới thực và ảo trên cơ sở vạn vật kết nối internet (Internet of Things - IoT) và các hệ thống kết nối internet (Internet of System - IoS). Cuộc cách mạng này đã và đang tác động sâu rộng tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có tác động tới nguồn nhân lực thông tin - thư viện. Bài viết trình bày khái quát về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, những thách thức mà nguồn nhân lực thông tin - thư viện đang phải đối mặt dưới sự tác động của cuộc cách mạng này. Đồng thời bài viết cũng đưa ra xu thế phát triển của đội ngũ cán bộ thông tin - thư viện trong tương lai.

  • Article


  • Authors: Đinh, Thúy Quỳnh (2019)

  • Sự tác động của khoa học công nghệ đang dần làm thay đổi khái niệm về thư viện. Nếu như trước đây, khi nói đến thư viện, chúng ta sẽ liên tưởng đến tòa nhà với những phòng đọc sách rộng, những kho lưu trữ lớn, thành phần chính là các bản sách, báo, tạp chí,... hiện hữu ở dạng vật chất thì ngày nay dường như những điều đó đã không còn phù hợp. Sự tiến bộ về khoa học máy tính, khoa học thông tin và công nghệ lưu trữ điện từ đã làm cho các loại tài liệu tồn tại ở dạng vật chất đang dần bị thay thế bởi một định dạng mới đó là định dạng điện tử. Với định dạng này, các thư viện sẽ không còn cần đến không gian lưu trữ, không cần đến những tòa nhà vôi nữa, thậm chí không cần người dùng tin phải đến thư viện. Họ có thể ngồi bất kỳ đâu, bất kỳ khi nào vẫn có khai thác được nguồn tài nguyên th...

  • Article


  • Authors: Đinh, Thúy Quỳnh (2018)

  • Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động mạnh mẽ tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có hoạt động thư viện - thông tin nói chung và công tác biên mục nói riêng. Bài viết giới thiệu khái quát 4 cuộc cách mạng công nghiệp và phân tích sự thay đổi trong công tác biên mục để chuẩn bị đón đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4