Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 30 (Search time: 0.004 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Lâm Tuấn Anh (2022)

  • Quá trình chuyển đổi số đang diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Sự phổ biến của kỹ thuật số được dự báo sẽ làm thay đổi lối sống và cách thức mà cá nhân tham gia vào đời sống xã hội. Kỹ thuật số đã thay đổi cách thức chúng ta làm việc, trao đổi, giao tiếp, giải trí, sáng tạo, bày tỏ quan điểm,… đều gắn liền với Internet và các phương tiện truyền thông. Điều này sẽ làm thay đổi thị hiếu, thói quen sáng tạo, hưởng thụ văn hóa nghệ thuật của người dân. Kỹ thuật số cũng làm thay đổi các khía cạnh khác của đời sống xã hội, từ kinh tế, lao động, việc làm cho đến việc học tập hay chăm sóc sức khỏe… Sự lan toả nhanh chóng và ảnh hưởng mạnh mẽ của kỹ thuật số đã thúc đẩy nhiều nhà nghiên cứu đưa ra đề xuất về sự tồn tại của thuật ngữ ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Thiên; Nguyễn, Thị Thơm; Hoàng, Thị Chúc; Kim, Thị Oanh; Lê, Thị Lệ (2022)

  • Bài viết đề cập đến khái niệm nhu cầu học liệu; làm rõ thực trạng nhu cầu học liệu của sinh viên trong đào tạo trực tuyến tại các cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn Hà Nội; phân tích những thay đổi trong nhu cầu học liệu của sinh viên. Từ đó, bài viết đề xuất một số giải pháp đối với các cơ sở giáo dục đại học nhằm tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu học liệu của sinh viên trong bối cảnh đào tạo trực tuyến.

  • Article


  • Authors: Phạm, Lê Trung (2022)

  • Văn hóa nhà thờ họ ở Bắc Ninh cũng như nhiều đia phương khác nước ta có cội nguồn từ tục thờ cúng tổ tiên đã tồn tại hàng trăm năm. Trên cơ sở thu thập tư liệu, chúng tôi đề cập đến sự biến đổi của nhà thờ họ trong lịch sử, nhất là từ giai đoạn đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ đó đề ra một số giải pháp để phát triển loại hình di tích tín ngưỡng độc đao này.

  • Article


  • Authors: Phạm, Lê, Trung (2022)

  • Từ khi đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới năm 1986, nhất là giai đoạn phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế tăng trưởng mạnh đã ảnh hưởng đến mọi mặt xã hội, trong đó có sự biến đổi của nhà thờ họ. Qua quá trình điền dã, tác giả đã tập hợp 127 tư liệu về nhà thờ họ hiện đang tồn tại ở BẮc Ninh và nhận thấy rằng; Một số nhà thờ họ đã được tu bổ, một số nhà thờ đã được tu bổ, khôi phục mới. nêm cạnh đó, xuất hiện xu hướng người dân làm ăn xa quay về xây dựng nhà thờ họ.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Mai Anh (2022)

  • Sáng tác từ thân phận của một con người xa xứ, nhưng vẫn mang theo những ám ảnh, day dứt về cội nguồn trong văn xuôi của một số nhà văn nữ di dân luôn xuất hiện bóng dáng của “chấn thương”. Ám ảnh và nỗi đau đã trở thành một cảm hứng sáng tác nhằm truy vấn về căn tính và cội nguồn trong tác phẩm của họ. Điều này thể hiện rõ trong một số trường hợp tiêu biểu như Kim Lefèvre (Cô gái lai da trắng), Linda Lê (Vượt sóng, Sóng ngầm) và Đoàn Minh Phượng (Và khi tro bụi, Tiếng Kiều đồng vọng). Ở đó, không gian nghệ thuật đóng vai trò để các nhà văn giãi bày quan niệm nghệ thuật về hiện thực đời sống và thân phận con người. Và từ việc khám phá dấu ấn “chấn thương” trong không gian nghệ thuật, ta sẽ thấy được sáng tác của các nhà văn nữ di dân như một cuộc đối thoại về văn hóa...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Đình Lâm (2022)

  • Hò Chèo ghe và Điệu Nói thơ là hai thể loại âm nhạc dân gian đặc sắc của một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và người dân tỉnh Bạc Liêu nói riêng. Hai thể loại này được chính người dân địa phương sáng tạo, trao truyền cho các thế hệ sau và bồi đắp không ngừng trong lịch sử, gắn bó mật thiết với đời sống sinh hoạt tinh thần của đồng bào ở đây. Nghiên cứu để bảo tồn, phát huy Hò Chèo ghe và Điệu Nói thơ nằm trong định hướng, chiến lược phát triển văn hóa - xã hội của tỉnh Bạc Liêu giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở phương pháp tiếp cận liên ngành âm nhạc học và nhân học văn hóa, bài viết trình bày diện mạo của Hò Chèo ghe và Điệu Nói thơ, rút ra những giá trị độc đáo góp phần tôn vinh hai thể loại âm nhạc dân gian có tiềm năng rất lớn để đưa vào...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Tuyết Nhung (2022)

  • Hát Then là một loại hình diễn xướng âm nhạc tín ngưỡng dân gian mang tính nguyên hợp, với sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc, múa, diễn xuất,… có nội dung thuật lại cuộc hành trình của con người lên Thiên giới cầu xin Then ban cho những điều may mắn, sức khỏe và một cuộc sống tốt lành. Trong bối cảnh hội nhập văn hóa hiện nay, hát Then đang dần bị mai một, có nguy cơ mất đi giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc Tày - Nùng. Những năm gần đây, giá trị nghi lễ Then đã và đang được bảo tồn và phát huy thông qua hình thức “sân khấu hóa”, nghĩa là khai thác một số yếu tố văn hóa nghệ thuật từ nghi lễ Then để đưa lên sâu khấu trình diễn. Việc cải biên và dàn dựng các tiết mục sân khấu cần đảm bảo tính kế thừa, phát triển và vẫn giữ được hồn cốt của của nghi lễ Then. Bên cạnh đó...

  • Article


  • Authors: Lê, Nguyễn Lê (2022)

  • Khi giải thích những động lực dẫn tới hiện tượng kết hôn qua môi giới đang diễn ra sôi nổi hơn ba thập kỷ qua giữa các quốc gia châu Á, khoa học xã hội tập trung vào các vấn đề chính như: sự nâng cao trình độ học vấn và thu nhập của nữ giới cũng như lựa chọn chậm kết hôn ở các nước phát triển; sự nghèo khó và nhu cầu về tiền bạc của phụ nữ từ các nước kém phát triển hơn. Ở một góc nhìn khác, bài viết này phân tích truyền thống và những biến đổi của thỏa ước tài chính theo giới trong hôn nhân, xem đây là nguyên nhân quan trọng làm thay đổi lựa chọn kết hôn ở nhiều xã hội châu Á từ cuối những năm 1980, dẫn tới trào lưu kết hôn quốc tế qua môi giới. Nghiên cứu này tập trung vào trường hợp kết hôn qua môi giới Việt - Hàn.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Huy Sơn (2022)

  • Đại dịch COVID-19 đã gây ra sự xáo trộn mạnh mẽ trong chuỗi cung ứng, sản xuất và xuất khẩu của ngành công nghiệp văn hóa toàn cầu. Ngành công nghiệp văn hóa Hàn Quốc cũng không phải ngoại lệ khi trở thành một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong giai đoạn đầu đại dịch bùng nổ. Tuy vậy, nhờ những chính sách được định hướng và triển khai một cách hiệu quả, làn sóng văn hóa Hàn Quốc đã dần thích ứng và tạo nên động lực phát triển cho Hàn Quốc trên nhiều mặt như kinh tế, văn hóa chính trị, khoa học và công nghệ. Bài nghiên cứu cung cấp một cái nhìn khái quát về tác động của đại dịch đến Hallyu, tập trung phân tích chính sách thúc đẩy cũng như một số kết quả đạt được, đồng thời đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Quỳnh Lưu (2022)

  • Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ của Việt Nam. Cư dân vùng biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chủ yếu là các lưu dân đến từ nhiều nơi khác nhau. Trong quá trình định cư, những cư dân này đã tận dụng môi trường biển nhiều tài nguyên để tạo nên những ngành nghề kinh tế gắn với biển như đánh bắt, chế biến hải sản, làm muối, khai thác khoáng sản… Bài viết này phân tích mối quan hệ giữa môi trường và nghề kiếm sống ven biển của cư dân vùng biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, xem xét sự thích nghi và lối ứng xử với biển của cư dân nơi đây bằng cách tiếp cận lý thuyết sinh thái học văn hóa theo quan điểm của Julian Haynes Stewward (1938).