Tìm kiếm

Bộ lọc:



Bộ lọc:



Bộ lọc:

Kết quả tìm kiếm

Danh sách kết quả tìm kiếm tài liệu từ 1 đến 10 trong 96 tài liệu phù hợp.
Tài liệu phù hợp với tiêu chí tìm kiếm:
  • Other


  • Tác giả: Trần,Thị Thủy (2019)

  • Đến nay, huyện Con Cuông được coi như một điểm sáng của du lịch Nghệ An với định hướng phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa Thái. Tuy nhiên,do người Thái ở huyện Con Cuông mới chỉ bước đầu làm quen với loại hình du lịch này nên họ còn nhiều bỡ ngỡ, thực trạng nguồn lao động ở đây còn bộc lộ nhiều hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Công tác đào tạo nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ tiên quyết để phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Con Cuông. Bài viết chỉ ra những nội dung và những hình thức đào tạo có thể áp dụng nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động, đáp ứng nhu cầu phát triển loại hình du lịch cộng đồng tại huyện Con Cuông

  • Other


  • Tác giả: Nguyễn,Thị Minh Nghĩa; Nguyễn,Thị Thúy Vân (2019)

  • Điểm đến du lịch thông minh là một khái niệm mới trong bối cảnh phát triển ngày càng tăng của công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT) và có thể được xem là một trong các giải pháp có tính chiến lược giúp các điểm đến đạt được tính bền vững và nâng cao khả năng cạnh tranh. Lựa chọn hai điểm đến Helsinki và Lyon là các mô hình điểm đến du lịch thông minh nổi tiếng hiện nay, bài báo này sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình để phân tích và đề xuất các yếu tố cơ bản của một điểm đến du lịch thông minh. Kết quả phân tích các trường hợp nghiên cứu điển hình cho thấy mô hình quản lý điểm đến du lịch thông minh bao gồm ba cấp độ: chiến lược, chiến thuật và hoạt động, trong đó CNTT&TT trao quyền nâng cao các trải nghiệm du lịch và xoá bỏ ranh giới giữa các giai đoạ...

  • Other


  • Tác giả: Trương,Thị Thu Hà; Trần,Hữu Tuấn; Đoàn, Khánh Hưng (2019)

  • Lòng trung thành của du khách đối với điểm đến là một yếu tố quan trọng nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của một điểm đến du lịch. Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên cơ sở điều tra khảo sát ý kiến của 231 du khách trong nước và quốc tế đến Hội An. Mục tiêu chính của nghiên cứu nhằm kiểm tra mối quan hệ giữa động cơ đẩy và kéo, sự hài lòng và lòng trung thành của du khách đối với điểm đến Hội An. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố đẩy, nhân tố kéo, cùng với sự hài lòng có ảnh hưởng đến lòng trung thành của du khách đối với điểm đến Hội An. Ngoài ra, trong bối cảnh du lịch di sản, du khách có xu hướng trung thành với điểm đến với nhu cầu được tìm hiểu lịch sử, đến thăm những điểm tham quan di sản – văn hóa, gặp gỡ những con người mới và giao lưu với cộng đồng địa phương. T...

  • Other


  • Tác giả: Phạm,Thị Thúy Nguyệt (2019)

  • Du lịch có trách nhiệm (responsible tourism) là một phần vấn đề được đặt ra trong tầm nhìn chung về du lịch bền vững (sustainable tourism). Sự phát triển nhanh của du lịch trên phạm vi toàn cầu đặt ra đòi hỏi về trách nhiệm xã hội với môi trường và xã hội cho tất cả các bên liên quan đến du lịch. Du lịch có trách nhiệm đặt vấn đề tiêu thụ du lịch một cách có ý thức hơn về giữ gìn tài nguyên, môi trường, tôn trọng các giá trị xã hội và văn hóa. Trên cơ sở phân tích vấn đề du lịch có trách nhiệm từ góc độ du khách, bài viết thực hiện một khảo sát nhận thức của du khách trẻ ở thành phố Hồ Chí Minh về nguyên tắc ứng xử du lịch có trách nhiệm để nhận biết cụ thể mức độ hiểu biết của du khách trẻ về quan điểm cũng như hành vi du lịch có trách nhiệm. Khảo sát thực hiện trên đối tượng học ...

  • Article


  • Tác giả: Dương,Văn Sáu (2019)

  • Trong nền kinh tế tri thức, giáo dục - đào tạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay đang đặt ra cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo cần có những thay đổi to lớn, toàn diện, triệt để trên mọi phương diện. Trong khuôn khổ bài viết này, trên tinh thần khai phóng, chúng tôi tập trung trao đổi về việc xây dựng các phương châm, triết lý đào tạo ở cấp độ đại học - cấp đào tạo tiệm cận nhất với quá trình sử dụng nhân lực trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Những triết lý đào tạo theo hướng “tư tưởng” như: “nhân bản - sáng tạo - hội nhập” hay theo hướng “hành động” như: “thái độ - kiến thức - kỹ năng”, “thay đổi tư duy - khơi nguồn sáng tạo”… sẽ được trình bày khái quát trong bài viết này để góp phần làm r...

  • Article


  • Tác giả: Đỗ, Thị Quyên (2019)

  • Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn - ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hoá cao và nội dung văn hoá sâu sắc; có khả năng thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác, đem lại hiệu quả nhiều mặt về kinh tế, văn hóa, xã hội,chính trị, đối ngoại và an ninh, quốc phòng. Trong bối cảnh hiện nay, thương hiệu có vai trò quan trọng trong việc quyết định hướng đi, tầm nhìn, chuỗi giá trị tạo dựng, thậm chí là sự sinh tồn của doanh nghiệp/ngành trên thị trường trong và ngoài nước. Thực tiễn ngành công nghiệp không khói đã phát triển mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu và nhu cầu tham quan du lịch của công chúng vượt ra khỏi giới hạn lãnh thổ quốc gia. Do đó, việc thiết lập/tạo dựng thương hiệu doanh nghiệp trong phát triển du lịch không chỉ là mục ti...

  • Article


  • Tác giả: Ninh,Thị Thương (2019)

  • Đào tạo nguồn nhân lực du lịch ở Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã đi được chặng đường 25 năm, đây là dấu mốc ý nghĩa đối với giảng viên và sinh viên Khoa Du lịch, đồng thời cũng là thời điểm quan trọng để Trường và Khoa thực hiện việc đánh giá về hoạt động đào tạo để có thể nâng cao chất lượng đào tạo trong một bối cảnh mới. Bài viết đề cập khái quát về bối cảnh chung, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của đào tạo nhân lực ngành Du lịch tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, góp phần xác lập định hướng chiến lược cho công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội

  • Article


  • Tác giả: Từ,Mạnh Lương (2019)

  • Nghiên cứu khoa học gắn kết với đào tạo, giảng dạy là nhiệm vụ thường xuyên nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển của các trường đại học, là động lực thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển. Trong quá trình xây dựng và phát triển, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội kết hợp hài hòa giữa hoạt động nghiên cứu khoa học với công tác đào tạo, giảng dạy và đã đạt được những kết quả thiết thực đáng ghi nhận, góp phần tích cực đổi mới và nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, chất lượng đào tạo, giảng dạy trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai

  • Article


  • Tác giả: Nguyễn, Ngọc Quý (2019)

  • Việc nâng cao sức khỏe, thể chất cho sinh viên để đáp ứng nhu cầu công việc trong cuộc sống là hết sức quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, từ vài năm trở lại đây, công tác giáo dục thể chất (GDTC) của trường Đại học Văn hóa Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn và có nhiều hạn chế do điều kiện sân tập chật hẹp. Với quy mô và loại hình đào tạo của trường ngày càng lớn lên tới trên 1300 sinh viên, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục. Từ đó, đặt ra những thách thức lớn đòi hỏi nhà trường phải giải quyết để đảm bảo và nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên.