Tìm kiếm

Bộ lọc:


Bộ lọc:


Bộ lọc:

Kết quả tìm kiếm

Danh sách kết quả tìm kiếm tài liệu từ 291 đến 300 trong 300 tài liệu phù hợp.
Tài liệu phù hợp với tiêu chí tìm kiếm:
  • Article


  • Tác giả: Chử, Thị Thu Hà (2018)

  • Trước đòi hỏi của lịch sử và thực tiễn cách mạng, năm 1943, Tổng Bí thư Trường Chinh đã thay mặt cho Trung ương Đảng soạn thảo Đề cương văn hóa Việt Nam. Sự ra đời của Đề cương được đánh giá như ngọn đuốc soi đường, định hướng tư tưởng, nhận thức cho toàn dân ta trong cuộc đấu tranh với nền văn hóa thuộc địa, tiến lên xây dựng chế độ mới, nền văn hóa mới. Một trong những giá trị nổi bật của bản Đề cương lịch sử đề ra ba nguyên tắc, ba tính chất cơ bản của nền văn hóa: Dân tộc hóa, đại chúng hóa và khoa học hóa. Những nguyên tắc đó đi vào thực tiễn, tạo ra sự chuyển biến sâu sắc trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa cách mạng Việt Nam. 75 năm đã đi qua, bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi nhưng nội dung cốt lõi của Đề cương vẫn còn nguyên giá trị. Tuy nhiên,...

  • Article


  • Tác giả: Dương, Hà My (2018)

  • Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra từ những năm 60 của thế kỷ 20 nhưng ảnh hưởng của nó thời điểm này cho thấy quy mô, phạm vi và tính phức tạp trong xã hội không giống với bất cứ những gì mà thế giới đã từng trải qua trước đó. Nó tạo ra những xu thế phát triển khác biệt mới; đặt ra những thách thức, cơ hội chưa từng có ở nhiều lĩnh vực trên phạm vi toàn cầu. Ở Việt Nam, lãnh đạo Đảng và Nhà nước thường xuyên có thông điệp yêu cầu thúc đẩy Cách mạng công nghiệp 4.0 thông qua các hội nghị, hội thảo, diễn đàn ... Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, tạo điều kiện tốt nhất để triển khai cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam. Nền công nghiệp 4.0 là xu thế tất yếu mà Vi...

  • Article


  • Tác giả: Lê, Thị Khánh Ly (2018)

  • Xây dựng thương hiệu quốc gia không còn là câu chuyện mới trên thế giới. Rất nhiều quốc gia đã và đang tiến hành, trong đó nhiều quốc gia xây dựng thành công thông điệp nổi bật, ghi đậm dấu ấn trong nhận thức của người dân toàn cầu. Thương hiệu quốc gia thường được gắn với các thông điệp quốc gia, thương hiệu doanh nghiệp, hình ảnh du lịch quốc tế và các di sane văn hóa các nước. Trong đó, phát huy giá trị của di sản văn hóa đất nước trong hoạt động du lịch là một trong những các thức xây dựng thương hiệu quốc gia và thông điệp quốc gia khá thành công mà du lịch Việt Nam đã làm được, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức hiện đáng chú ý.

  • Article


  • Tác giả: Lê, Thị Cúc (2018)

  • Di sản văn hóa là tài nguyên để phát triển kinh tế du lịch từng địa phương nói riêng, cả nước nói chung. Trong bối cảnh hội nhập văn hóa thế giới hiện nay, việc bảo tồn và phát huy giá trị di sane văn hóa thế giới ở Việt Nam như Thành nhà Hồ là yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với Thanh Hóa mà còn đối với quốc gia. Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Thành nhà Hồ ở Thanh Hóa bên cạnh những ưu điểm vẫn còn hạn chế. Những giải pháp phát huy giá trị của di sản văn hóa Thành nhà Hồ gắn với phát triển du lịch như xây dựng sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, xây dựng "thương hiệu du lịch" của di sản Thành nhà Hồ ... sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế và quảng bá văn hóa của Việt Nam, đặc biệt của tỉnh Thanh Hóa.

  • Article


  • Tác giả: Chử, Thị Thu Hà (2018)

  • Chủ tịch Hồ Chí Minh được thế giới vinh danh là anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam vì những đóng góp to lớn của Người cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam và cho nền hòa bình nhân loại. Trong tư tưởng và hoạt động của Người luôn thấm đẫm chất cách mạng và chất văn hóa. Người chính là hiện thân cho khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc mình và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc thế giới. Dấu ấn đối ngoại văn hóa Hồ Chí Minh được thể hiện ở những tư tưởng, phương pháp và phong cách đối ngoại của Người trong quá trình chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua những giai đoạn lịch sử đầy biến cố của dân tộc. Sức sống và bản sắc văn hóa Việt Nam được vận dụng và thể hiện trong hoạt động đối ngoại của Ch...

  • Article


  • Tác giả: Dương, Hà My (2018)

  • Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của văn hóa trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập tự do cho dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng phát triển đất nước hiện nay trong suốt quá trình lịch sử của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn coi trọng xác định và đề ra những quan điểm đường lối về văn hóa trong lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo đất nước.

  • Article


  • Tác giả: Nguyễn,Ngọc Thơ (2018)

  • Tín ngưỡng thờ Thiên Hậu là một tục thờ dân gian của người Hoa Nam được truyền vào đất Nam Bộ từ thế kỷ XVII - XVIII theo bước chân của lưu dân Hoa Nam. Theo thời gian, tín ngưỡng này bén rễ tại Nam Bộ với 74 miếu thờ ở vùng Tây Nam Bộ và 58 miếu thờ ở Đông Nam Bộ. Với tính cách mở - thoáng và linh hoạt trong tiếp nhận văn hóa trên nền tảng dung hòa đa văn hóa của vùng văn hóa Tây Nam Bộ, người Việt đã chủ động tiếp nhận và thực hành tục thờ Thiên Hậu theo cách riêng của mình. Tìm hiểu bản chất, giá trị của tục thờ Thiên Hậu của người Việt vùng Tây Nam Bộ, nghiên cứu này đã phát hiện rằng người Việt chỉ tiếp nhận một phần biểu tượng Thiên Hậu chứ không phải toàn bộ hệ thống ý nghĩa biểu trưng của biểu tượng cũng như tục thờ biểu tượng này

  • Other


  • Tác giả: Lê,Văn Hảo (2018)

  • Trong những năm gần đây, đồng thời với việc phát triển hoạt động đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục, hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam bất đầu quan tâm đến việc phát triển văn hóa nói chung và văn hóa chất lượng nói riêng ở mỗi cơ sở giáo dục. Thông qua Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học 2017 của Bộ GD&ĐT (BGDĐT ngày 19/5/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo), lần đầu tiên yếu tố "Văn hóa" được chính thức sử dụng để đánh giá chất lượng trường đại học. Trong bài viết, tác giả phân tích yêu cầu của Văn hóa trong Bộ tiêu chuẩn này, giới thiệu một số khái niệm về Văn hóa có liên quan đến trường đại học, từ đó đề xuất một số hoạt động văn hóa trường đại học nên có để có thể giúp nhà trường phát triển bền vững, đồng thời góp phần đáp ứng yêu cầu của ...

  • Article


  • Tác giả: Nguyễn,Thị Năm Hoàng (2018)

  • Thiên tính nữ trong văn chương là đặc điểm, là thiên hướng tư duy nghệ thuật chi phối cách thức tổ chức tác phẩm mang bản sắc phái nữ hoặc sự đề cao những phẩm chất và giá trị của phụ nữ. Khuynh hướng này thể hiện một cách sâu rộng và phổ biến, tạo thành nét đặc sắc cho văn học Việt Nam đương đại. Bài viết vận dụng kết hợp phê bình Nữ quyền và các phương pháp nghiên cứu Văn hoá học,Thi pháp học,Tự sự học để mô tả và phân tích nguồn gốc của Thiên tính nữ, sự thể hiện của Thiên tính nữ và góc nhìn giới tính trong văn chương Việt Nam đương đại qua những hiện tượng tiêu biểu, trên một số phương diện cơ bản.

  • Article


  • Tác giả: Lê, Khánh Ly (2018)

  • Hệ thống thương cảng miền trung với con đường tơ lụa trên biển vai trò và các mối quan hệ. Hoạt động thương mại và sự hình thành phát triển của cảng thị tiêu biểu.