Tìm kiếm

Bộ lọc:


Bộ lọc:


Bộ lọc:

Kết quả tìm kiếm

Danh sách kết quả tìm kiếm tài liệu từ 11 đến 20 trong 199 tài liệu phù hợp.
Tài liệu phù hợp với tiêu chí tìm kiếm:
  • Thesis


  • Tác giả: Kiều, Thu Hoạch (2016)

  • Đình làng là một thiết chế văn hóa, tín ngưỡng có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa của cộng đồng cư dân người Việt trong lịch sử cũng như đương đại. Bởi vậy, đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về đình qua nhiều phương diện, trong đó có việc truy nguyên nguồn gốc đình làng. Lâu nay, cũng đã có một số tác giả bàn về nguồn gốc đình làng, song ý kiến còn khác nhau, và hầu hết các tác giả đều chưa đưa ra được những cứ liệu đáng tin cậy về mặt lịch sử cũng như về mặt khoa học. Thông qua nghiên cứu một số tài liệu từ điển học, công trình nghiên cứu về đình làng và tư liệu văn bia cũng như một số tư liệu thành văn khác, chúng tôi muốn bàn thêm để làm rõ hơn về vấn đề nguồn gốc đình làng qua việc tiếp cận, lý giải từ điển học và ngôn ngữ học; tiếp cận đình từ góc nhìn chức năn...

  • Thesis


  • Tác giả: Phan, Văn Tú (2016)

  • Trò múa rối nước làng Rạch (Nam Định), cũng như ở nhiều địa phương khác trên cả nước vẫn được duy trì. Nhưng mục đích của các buổi biểu diễn không phải là để bảo tồn di sản nghệ thuật và đáp ứng nhu cầu tinh thần của người dân, mà chủ yếu để phục vụ du khách nước ngoài nhằm thu lợi nhuận. Các tiết mục rối nước ngày càng trở nên nhàm chán, ít sáng tạo. Vấn đề giáo dục nghệ thuật thông qua múa rối nước cho công chúng chưa được quan tâm đúng mức. Các giải pháp bảo tồn và phát triển múa rối nước trong điều kiện hiện nay: Sưu tầm sân khấu múa rối nước; coi trọng công tác đào tạo; cần có sự đầu tư tài chính của nhà nước; lập hội chuyên ngành múa rối nước; phục hồi những trò diễn độc đáo và xây dựng những tác phẩm hoàn toàn mới.

  • Thesis


  • Tác giả: Vương Anh (2016)

  • Sự cân bằng giữa bảo tồn và phát triển, phát huy giá trị các di tích, di sản trong sự nghiệp bảo tồn, xây dựng và phát triển nền văn hóa nói chung, cũng như cho du lịch nói riêng, đang là một thách thức lớn. Trong khi đó, thực tế lại cho thấy vấn đề này còn nhiều bất cập cần giải quyết.

  • Other


  • Tác giả: Dương,Thị Hữu Hiền; Nguyễn,Trung Hiệp (2016)

  • Cùng với sự nổi lên của những khuynh hướng du lịch hiện đại hướng đến thiên nhiên và những trải nghiệm mới lạ, du lịch đường sông (DLĐS) đang trở thành một trong những lựa chọn được yêu thích hiện nay. Đây là một hình thức của loại hình du lịch đường thủy được khai thác và tổ chức dựa trên nguồn tài nguyên các dòng chảy nước ngọt tự nhiên, có thể phát triển ở vùng nông thôn lẫn đô thị. Tại Tp. Biên Hòa (Đồng Nai), tuy có thế mạnh về sông Đồng Nai nhưng du lịch chưa thể phát triển vì thiếu sản phẩm du lịch đặc thù, độc đáo. Do đó, việc “thổi hồn” những giá trị văn hóa, lịch sử vào dòng chảy vật chất sẽ là một lựa chọn đáng xem xét để thiết kế và đa dạng hóa...

  • Other


  • Tác giả: Ngô, Thanh Loan (2016)

  • Du lịch sinh thái góp phần quan trọng trong việc bảo tồn tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng; đồng thời đang mang lại những nguồn lợi kinh tế to lớn cho những nơi có các khu bảo tồn tự nhiên. Tuy nhiên, để tổ chức du lịch sinh thái tại một khu vực, nơi đó cần đạt các yêu cầu căn bản về tài nguyên, nhân lực và đối tượng khách du lịch đặc thù. Trên cơ sở nhận định Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ là nguồn tài nguyên quý cho du lịch sinh thái, bài viết trình bày kết quả khảo sát về hai yêu cầu còn lại là nhân lực và khách du lịch, nhằm xác định xem du lịch sinh thái tại Cần Giờ đã thực sự đi đúng hướng. Kết quả cho thấy vẫn còn nhiều bất cập cần được giải ...

  • Thesis


  • Tác giả: Dương Anh (2016)

  • Bài viết đề cập tổng quan về phương pháp tư liệu hóa di sản văn hóa phi vật thể ở Nhật Bản(tài sản văn hóa phi vật thể, tài sản văn hóa dân gian phi vật thể và kỹ thuật bảo quản tài sản văn hóa), thảo luận về ứng xử hiện nay và phương cách tốt nhất đối với việc chia sẻ các tư liệu trong tương lai.