Tìm kiếm

Bộ lọc:


Bộ lọc:


Bộ lọc:

Kết quả tìm kiếm

Danh sách kết quả tìm kiếm tài liệu từ 31 đến 40 trong 96 tài liệu phù hợp.
Tài liệu phù hợp với tiêu chí tìm kiếm:
  • Thesis


  • Tác giả: Hoàng, Hoa Mai (2013)

  • Bài viết trình bày những khó khăn trong việc bảo tồn các di sản văn hóa và đưa ra những biện pháp khắc phục những khó khăn đó.

  • Thesis


  • Tác giả: Phạm, Bích Huyền (2013)

  • Giáo dục nghệ thuật là hoạt động chuyển giao di sản văn hóa nghệ thuật giữa các thế hệ và là một hoạt động mang tính liên ngành. Do đó, cơ sở lý luận của giáo dục nghệ thuật được xây dựng dựa trên các học thuyết về văn hóa học, nghệ thuật học, giáo dục học và tâm lý học. Các đơn vị nghệ thuật biểu diễn cần tham gia tích cực vào sự nghiệp giáo dục nghệ thuật cho công chúng với nhiều nội dung và hình thức đa dạng. Giáo dục nghệ thuật là một trong những nhiệm vụ cơ bản, góp phần trợ giúp đơn vị nghệ thuật biểu diễn thực hiện tốt chức năng của mình. Tiến hành hoạt động giáo dục nghệ thuật có thể tạo thêm giá trị gia tăng cho chương trình biểu diễn nghệ thuật, xây dựng đội ngũ khán giả tiềm năng, kết nối cộng đồng và thu hút các nguồn tài trợ cho đơn vị.

  • Thesis


  • Tác giả: Lê, Quý Đức (2013)

  • Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII (sau đây viết tắt là Nghị quyết TƯ 5) ra đời năm1998 đã nhận thức lại vai trò to lớn của văn hoá đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Nghị quyết đã được toàn xã hội đón nhận. Song quá trình đưa Nghị quyết vào cuộc sống đã bộc lộ nhiều bất cập về lý luận, nhận thức và cả trong việc chỉ đạo thực tiễn, nên không đạt được những kết quả mà xã hội mong muốn. Bài viết này muốn chỉ ra những bất cập của Nghị quyết và mạnh dạn nêu ra một vài giải pháp cơ bản về xây dựng nền văn hoá nước ta sau 15 năm thực hiện Nghị quyết trên.

  • Thesis


  • Tác giả: Bùi, Quang Thanh (2013)

  • Cũng như nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số khác sinh sống trên lãnh thổ nước ta, đồng bào các dân tộc thiểu số ở Quảng Nam hiện nay vẫn đang duy trì (ở những hình thức và mức độ khác nhau) vị trí của già làng song hành với sự hiện diện chính thống của trưởng thôn/bản cùng việc sử dụng/ vận dụng khá nhiều luật tục, phong tục, tín ngưỡng dân gian bên cạnh hàng loạt các thiết chế, pháp luật do nhà nước và chính quyền các cấp ban hành trong quá trình quản lý văn hóa và đời sống xã hội nói chung. Bằng cách tiếp cận nhân học văn hóa, bài viết đi sâu tìm hiểu thực trạng của vấn đề chuyển đổi vai trò quản lý văn hóa xã hội trong cộng đồng các dân tộc Ca tu, Cor, Xơ-đăng và Giẻ Triêng ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam, từ đó nêu ra những nét tích cực và hạn chế hoặc bất cập của thực trạng n...

  • Article


  • Tác giả: Phạm, Hải Yến (2013)

  • Nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân văn đa dạng và vị trí địa lý thuận lợi, an ninh chính trị ổn định là những yếu tố quan trọng đối với sự phát triển du lịch ở Việt Nam. Tuy nhiên, lượng khách quốc tế đến Việt Nam và thu nhập từ du lịch còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và mong muốn. Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam còn ở mức hạn chế và luôn ở thứ hạng thấp hơn so với các nước trong khu vực như: Malaysia, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Trung Quốc. Bài viết tập trung phân tích, đánh giá về năng lực cạnh tranh và thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam trong thời gian tới.

  • Article


  • Tác giả: Nguyễn, Minh Thúy (2013)

  • Giao tiếp phi ngôn từ là một bộ phận quan trọng của giao tiếp nói chung. Nó được hiện thực hóa bằng các yếu tố cận ngôn và ngoại ngôn. Trong hoạt động du lịch, không thể phủ nhận vai trò của giao tiếp phi ngôn từ. Bài viết đề cập đến một số biểu hiện của giao tiếp phi ngôn từ nhằm khẳng định vai trò, tầm quan trọng của nó đối với hoạt động giao tiếp du lịch.

  • Article


  • Tác giả: Nguyễn, Minh Thúy (2013)

  • Giao tiếp phi ngôn từ là một bộ phận quan trọng của giao tiếp nói chung. Nó được hiện thực hóa bằng các yếu tố cận ngôn và ngoại ngôn. Trong hoạt động du lịch, không thể phủ nhận vai trò của giao tiếp phi ngôn từ. Bài viết đề cập đến một số biểu hiện của giao tiếp phi ngôn từ nhằm khẳng định vai trò, tầm quan trọng của nó đối với hoạt động giao tiếp du lịch.

  • Article


  • Tác giả: Dương, Văn Sáu (2013)

  • Trong quá khứ, việc bảo vệ môi trường đã được tiến hành ở các địa phương với những cách thức khác nhau. Làng Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu – Nghệ An) có một bản Hương ước ra đời ngày 20 tháng 8 năm Dương Hòa thứ 4 (1636). Trong bản Hương ước này, việc bảo vệ môi trường sống đã được cụ thể hóa bằng các điều luật gắn với làng xã buộc mọi người phải chấp hành. Thông qua bản Hương ước, chúng ta học được cách bảo vệ môi trường bằng những tiếp cận cụ thể, gắn với sản xuất và sinh hoạt làng xã. Những qui định chi tiết về việc chấp hành cũng như chịu xử phạt vi phạm đã khiến mọi người, đều phải nêu cao ý thức bảo vệ môi trường sống của mình và cộng đồng. Việc rút ra những bài học về bảo vệ môi trường từ trong quá khứ có ý nghĩa tích cực trong giai đoạn CNH-HĐH đất nước hiện nay.