Tìm kiếm

Bộ lọc:


Bộ lọc:


Bộ lọc:

Kết quả tìm kiếm

Danh sách kết quả tìm kiếm tài liệu từ 11 đến 20 trong 86 tài liệu phù hợp.
Tài liệu phù hợp với tiêu chí tìm kiếm:
  • Article


  • Tác giả: Trần, Mai Ước (2010)

  • Việt Nam đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế. Trước các tác động của tiến trình toàn cầu hoá, tốc độ đô thị hoá đang diễn ra khá nhanh, làm biến đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của đất nước, trong tiến trình đó, văn hoá đô thị Thủ đô đang có những thay đổi theo hướng hiện đại. Văn hóa đô thị Hà Nội đã có từ trước thế kỷ X, nhưng phải từ khi trở thành quốc đô (1010) mới thực sự phát triển. Việc xây dựng văn hoá đô thị sẽ góp phần quan trọng cho sự phát triển văn hoá xã hội đất nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng được bền vững, nhất là trong quá trình đổi mới và hội nhập như hiện nay.

  • Article


  • Tác giả: Đặng, Hồng Chương; Vũ, Thị Thu Hoài (2010)

  • Là một hiện tượng văn hoá tinh thần, nghệ thuật được xem xét và đánh giá dưới nhiều góc độ khác nhau: Triết học, xã hội học, tâm lý học, mỹ học v.v... Dưới góc độ triết học, người ta coi nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội nhưng dưới góc độ mỹ học, nghệ thuật lại được coi là giá trị thẩm mỹ đặc biệt, là sự biểu hiện tập trung của quan hệ thẩm mỹ. Chính vì vậy, nghệ thuật có những đặc trưng riêng biệt mà các hình thái ý thức xã hội khác không có. Bài viết này muốn nói về tính đặc thù của nghệ thuật – cơ sở khách quan làm cho nghệ thuật trở thành một hình thái ý thức xã hội đặc biệt.

  • Article


  • Tác giả: Phạm, Bích Huyền (2010)

  • Giới thiệu chung về Hàn Quốc và văn hóa Hàn Quốc, chính sách văn hóa của Hàn Quốc, đường lối chung của chính sách văn hóa Hàn Quốc và một số đổi mới trong chính sách văn hóa Hàn Quốc.

  • Thesis


  • Tác giả: Nguyễn, Văn Huy (2010)

  • Bài thuyết trình với đầu đề “Di sản văn hóa và thiên nhiên Việt Nam - nguồn tri thức vô tận để học tập suốt đời” đã nhấn mạnh rằng Việt Nam có nhiều tiềm năng trong việc sử dụng, tiếp cận di sản như một công cụ hữu hiệu trong việc học tập suốt đời. Những tiềm năng đó đã được sử dụng như thế nào hiện nay và cần định hướng khai thác nó như thế nào trong tương lai để phục vụ cho mục tiêu học tập suốt đời? Những cơ hội và thách thức đối với việc sử dụng di sản cho việc học tập suốt đời ở Việt Nam. Đây là bài thuyết trình duy nhất bàn và chia sẻ việc sử dụng nguồn tri thức lớn của dân tộc và nhân loại – Di sản văn hóa- trong việc học tập suốt đời.

  • Thesis


  • Tác giả: Trần, Đức Nguyên (2010)

  • Di tích cách mạng – kháng chiến trên địa bàn Thủ đô hiện nay có số lượng tương đối lớn, nằm ở nhiều quận, huyện khác nhau. Cùng với các di tích lịch sử - văn hoá, di tích cách mạng – kháng chiến góp phần tô điểm, làm sáng lên truyền thống yêu nước đồng thời cũng thể hiện tinh thần yêu chuộng hoà bình, tự do của cư dân Hà Nội. Ngày nay, việc phát huy giá trị của các di tích ấy có vai trò quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng. Điều đó càng có ý nghĩa hơn khi Thủ đô của chúng ta đã bước vào tuổi 1000 năm.

  • Article


  • Tác giả: Chử, Thu Hà (2010)

  • Viện trợ của các TCPCPNN là một trong những kênh quan trọng cần được khai thác. Viện trợ của các TCPCPNN đối với lĩnh vực văn hóa năm 2009 đạt tổng trị giá gần 5 triệu USD. Tuy nhiên, hợp tác của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội với các TCPCPNN là lĩnh vực còn mới mẻ. Khoảng 10 năm trở lại đây, Trường đã nhận được tài trợ từ hai TCPCPNN là quỹ Ford và tổ chức Good Neighbor International. Thực tế, tiềm năng có thể khai thác được từ các TCPCPNN là rất lớn. Để tăng cường nguồn tài trợ từ các TCPCPNN, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội cần xác định được các lĩnh vực và nội dung mong muốn hợp tác để ưu tiên vận động tài trợ; cần chủ động sử dụng danh nghĩa của Trường để tiếp cận với các TCPCPNN và cần có một đội ngũ cán bộ chuyên trách về công tác vận động viện trợ.