Tìm kiếm

Bộ lọc:

Bộ lọc:

Bộ lọc:

Kết quả tìm kiếm

Danh sách kết quả tìm kiếm tài liệu từ 21 đến 27 trong 27 tài liệu phù hợp.
Tài liệu phù hợp với tiêu chí tìm kiếm:
  • Article


  • Tác giả: Chử, Thị Thu Hà (2022)

  • Nguyễn Đình Chiểu không chỉ là nhà thơ lớn của thế kỷ XIX , mà còn là một nahf tư tưởng, nhà văn hóa kiệt xuất được UNESCO vinh danh là "danh nhân văn hóa thế giới". Dù cuộc đời gặp nhiêu bất hạnh nhưng bằng nghị lực phi thường, tấm lòng tiết nghĩa yêu nước thowng nòi, ông đã trở thành tấm gương sáng cho muôn đời sau về những giá trị đạo đức, nhân cách đáng quý. Đồng thời, thông qua các sáng tác thơ văn, Nguyễn Đình Chiểu thể hiện nhiều tư tưởng, triết lý sống cao đẹp. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, phẩm cách thanh cao, tấm lòng nhân hậu, sẻ chia với đồng loại, sự hi sinh quên mình vì nghĩa lớn...Đây là những giá trị đạo đức, nhân cách sống vô cùng đán quý và cần thiết đối với việc xây dựng đạo đức, nhân cách con người Việt Nam hiên nay theo tinh thần nghị quyết Trung ương 9 kháo XI ...

  • Article


  • Tác giả: Chử, Thị Thu Hà (2022)

  • Hà Nội- Thủ đô nghìn năm văn hiến của đất nước có nền văn hóa phong phú mang đậm dấu ấn lịch sử và tinh hoa văn hóa dân tộc. Năm 2008, địa giới của Hà Nội được điều chỉnh mở rộng. Từ đó, không gian văn hóa của Thủ đô thêm đa sắc với những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng cá dân tộc thiểu số là người Dao và người Mường tập trung sống tại huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức. Những giá trị văn hóa độc đáo của người Dao và người Mường chính là một trong những nguồn lực văn hóa giúp Hà Nôi đẩy mạnh phát triển du lịch ở khu vực phía tây thành phố. Trong khuôn khổ tham luận này, chúng tôi tập trung nhận diện vốn văn hóa của chủ thể là cộng đồng người Dao và ngươi Mường sinh sống tại huyện Ba Vì, bước đầu đề xuất một số giải pháp để khai thác vốn văn hóa này vào p...

  • Article


  • Tác giả: Chử, Thị Thu Hà (2022)

  • Biến đổi trang phục truyền thống là một thực trạng phổ biến diễn ra ở hầu hết các tộc người ở khắp địa phương trên cả nước . Trước thực trạng đó, vào năm 2013, Vụ Văn hóa Dân tộc của Bộ Văn hóa. Thể thao và du lịch đã tổ chức hội thảo "Gải phấp để bảo tồn , phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay " Tại Hội thảo, tất cả các tham luận(23 tham luận) của nhiều nhà nghiên cứu văn hóa từ trung ương đến địa phương đã nêu lên một thực trạng về sự biến đổi và mai một của trang phục truyền thống các tộc người ở Việt Nam hiện nay. Đó là sự biến đổi trong quá trình làm ra bộ trang phục truyền thống, biến đổi trong kiểu dáng và cách trang trí trang phục, biến đổi trong quá trình sử dụng trang phục truyền thống, đặc biệt là sự thay đổi trong tâm lý và thị hi...

  • Article


  • Tác giả: Chử, Thị Thu Hà (2022)

  • Vấn đề thứ nhất: nhận diện về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đó là cuộc cách mạng như thế nào? Có đặc điểm gì?. Để từ đó soi chiếu vào vấn đề thứ hai: cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra cơ hội và thách thức gì đối với công tác bảo tồn , phát huy trang phục truyền thống mà ở đây tôi bàn rộng ra đối với cả nghề dệt thêu truyền thống. Cuối cùng là một số ý kiến nhận xét và gợi ý gải pháp để bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống của đồng bào các DTTS ở nước ta trong bối cnahr cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay

  • Article


  • Tác giả: Chử, Thị Thu Hà (2022)

  • "Nữ quyền" ban đầu có nghĩa là quyền của phụ nữ hoặc trao quyền cho phụ nữ . Trên thế giới, các phong trào đấu tranh cho quyền lợi của phụ nữa đã trở nên phổ biến và được coi là tiến bộ ở nhiều xã hội. Ở Việt Nam, một trong những phụ nữ tiên phong tronmg cuộc đấu tranh vì quyền lợi của phụ nữ là nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài viết này tập trung vào việc nhấn mạnh mong muốn về quyền phụ nữ trong các bài thơ của bà ở ba góc độ chính: mong muốn được lắng nghe thấu hiểu, khát khao yêu và được yêu, và mong muốn bình đẳng giới. Sau đó, đánh giá các giá trị trong suy nghĩ của Hồ Xuân Hương đối với quyền của phụ nữ, được phản ánh trong các bài thơ của bà, trong thời điểm hiện tại

  • Article


  • Tác giả: Chử, Thị Thu Hà (2016)

  • Cộng đồng người Dao ở xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội sớm chịu tác động từ đô thị hoá theo quá trình thay đổi địa giới hành chính của Thành phố Hà Nội. Cùng với sự thay đổi địa giới hành chính và đô thị hoá, họ đã có những thay đổi sinh kế tương ứng, phù hợp. Các thay đổi bao gồm: phương thức trồng trọt và chăn nuôi, hoạt động săn bắn, hái lượm, nghề thủ công, hoạt động buôn bán. Nhìn chung sự thích ứng sinh kế của người Dao theo hướng đa dạng hóa nguồn thu nhập. Tuy nhiên cũng cần cảnh báo rằng, vì mải miết trên con đường mưu sinh, nguy cơ mai một và khó khăn trong việc giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống cũng ngày càng trở nên hiện hữu.