Browsing by Title

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  
Showing results 2352 to 2371 of 4705
  • Article


  • Authors: Dương, Đình Hòa (2017)

  • Bài viết cung cấp cho bạn đọc những thông tin tổng quan về OCLC, các lợi ích khi gia nhập OCLC. Bên cạnh đó các sản phẩm và dịch vụ tiêu biểu của OCLC cũng được giới thiệu, bao gồm Phần mềm quản lý thư viện thế hệ mới WorldShare Management Services, Cổng tìm kiếm và chuyển giao tài nguyên tập trung WorldCat Discovery Services, Phần mềm quản lý các bộ sưu tập số CONTENTdm, Dịch vụ mượn liên thư viện toàn cầu WorldShare International Inter-library Loans, Công cụ xác thực người dùng và quản lý truy cập dữ liệu từ xa EZ Proxy … Ngoài ra, bài viết còn đề cập đến thực trạng và xu thế kết nối, hợp tác, chia sẻ giữa các thư viện Việt Nam hiện nay.

  • Article


  • Authors: Đoàn, Tiến Lực (2016)

  • The language of cinema is a combination of different forms of expressions. According to Yuri Lotman, " Any unit of document can become an element in the language of cinema, as long as gives us a choice, and hence, it exists in the document not randomly, but with a specific meaning"

  • Article


  • Authors: Trịnh, Thu Hà; Huỳnh, Tôn Nữ Minh Nguyệt (2023)

  • In 2015, the United Nations released the program of seventeen goals for sustainable development strategy. Quality education is the top four and one of the most important goals of the SDGs program. One of the key topics covered in the United Nations’ development goals is “ensuring inclusive and equitable education” for everyone (UN n.d.). Open practices are anticipated to improve access to education, reduce cost, enhance research impact, and facilitate the equitability, effectiveness and transparency of education and scholarship (Veletsianos & Kimmons, 2012) which should perfectly match the education goal of SDGs program. While several educational institutions started w...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Yên;  Advisor: Tạp chí Nghiên cứu văn hóa (2019)

  • Trong tín ngưỡng Tứ phủ, ông Hoàng Mười được biết đến thông qua giá đồng là vị quan Hoàng trấn giữ đất Nghệ An có phong cách hào hoa phong nhã, giỏi thơ phú, hay ban tài phát lộc, nhất là lộc học hành. Bài viết khảo sát các đối tượng thờ phụng và đặc điểm lễ hội tại đền ông Hoàng Mười ở làng Xuân Am, từ đó chỉ ra tính địa phương, tính lịch sử cũng như sự tích hợp văn hóa thông qua tục thờ ông Hoàng Mười ở Nghệ An. Trên cơ sở đó, bài viết tập trung làm rõ sự mô hình hóa, biểu tượng hóa nhân vật ông Hoàng Mười trong điện thần tín ngưỡng Tứ phủ cũng như qua ghế của các thanh đồng. Ông Hoàng Mười là một biểu tượng văn hóa đa nghĩa mang tính lịch sử; sự xuất hiện “Ông Hoàng Mười ở Nghệ A...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Phương Châm (2021)

  • Trong đời sống văn hóa tâm linh của cộng đồng cư dân Trà Cổ, ông Đám - một danh xưng gắn với tục nuôi và thi ông Voi trong lễ hội đình Trà Cổ - có vai trò hết sức quan trọng. Bài viết khắc họa chân dung ông Đám trong lễ hội đình Trà Cổ, lý giải tại sao tục lệ này lại duy trì được đến hiện nay, khi Trà Cổ đã trở thành phường và có sự phát triển nhanh chóng, qua đó khẳng định việc tạo dựng và duy trì những thực hành văn hóa truyền thống trong lễ hội chính là cách mà người dân Trà Cổ xác lập nên cột mốc văn hóa và con người nơi biên giới.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Phương Châm (2021)

  • Trong đời sống văn hóa tâm linh của cộng đồng cư dân Trà Cổ, ông Đám - một danh xưng gắn với tục nuôi và thi ông Voi trong lễ hội đình Trà Cổ - có vai trò hết sức quan trọng. Bài viết khắc họa chân dung ông Đám trong lễ hội đình Trà Cổ, lý giải tại sao tục lệ này lại duy trì được đến hiện nay, khi Trà Cổ đã trở thành phường và có sự phát triển nhanh chóng, qua đó khẳng định việc tạo dựng và duy trì những thực hành văn hóa truyền thống trong lễ hội chính là cách mà người dân Trà Cổ xác lập nên cột mốc văn hóa và con người nơi biên giới

  • Article


  • Authors: Mai, Anh Tuấn (2016)

  • Bài viết là giới thiệu các hội chợ sách, đặc điểm của hội chợ sách, cảm nghĩ của tác giả về những cuốn sách và cảm nhận về cách hiểu thấm 1 cuốn sách của tác giả.

  • Technical Report


  • Authors: Đặng, Thị Hồng Thu;  Advisor: Luyện, Thị Thùy Nhung (2022)

  • Pháp luật điều chỉnh chung về hoạt động từ thiện ở Việt Nam hiện nay còn bộc lộ một số hạn chế như: điều kiện chủ thể có quyền vận động, tiếp nhận, phân phối, tiếp nhận, sử dụng các nguồn đóng góp; công khai, nội dung chi, các nguồn đóng góp, sự chồng chéo pháp luật v.v... Từ đó, đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp lý và nâng cao hiệu quả thi hành dựa trên việc phân tích thực trạng và tìm hiểu pháp luật pháp luật của một số quốc gia trên thế giới nhằm tiến hành so sánh mang tính học thuật, học hỏi kinh nghiệm xây dựng các văn bản pháp luật về hoạt động vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện nói riêng.

  • Article


  • Authors: Luyện, Thị Thùy Nhung (2021)

  • Bài viết tập trung phân tích những quy định của pháp luật về ký quỹ bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản. Theo đó, pháp luật trong lĩnh vực này đã có nhiều thành tựu đáng ghi nhận làm cơ sở cho các chủ thể liên quan thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình. Bên cạnh những thành công đó, pháp luật trong lĩnh vực này còn tồn tại một số bất cập gây khó khăn cho quá trình áp dụng. Tác giả sẽ phân tích và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về ký quỹ bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản và nâng cao hiệu quả thực thi.

  • Article


  • Authors: Luyện, Thị Thùy Nhung (2021)

  • Bài viết tập trung phân tích các quy định pháp luật về phí bảo vệ môi trường (BVMT) ở Việt Nam hiện nay, nhằm chỉ ra những ưu điểm và hạn chế gâp khó khăn cho quá trình thực thi của pháp luật vêf nội dung này, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trong thời gian tới.

  • Article


  • Authors: Luyện, Thị Thùy Nhung (2021)

  • Đánh giá tác động môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản là hoạt động rất quan trọng nhằm phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án khai thác khoáng sản để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường, hạn chế các tác động xấu của dự án đến môi trường. Thực tiễn cho thấy, rất nhiều sai phạm gây hậu quả nghiêm trọng từ các dự án khai thác khoáng sản có liên quan đến việc đánh giá tác động môi trường. Bài viết phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về đánh giá tác động môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản và thực tiễn thi hành tại VIệt Nam. Từ đó, tác giả chỉ ra những ưu điểm, hạn chế còn tồn tại của các quy định pháp luật cũng như những vướng mắc trong quá trình t...

  • Thesis


  • Authors: Lê, Thị Khánh Ly (2010)

  • Việt Nam và Nhật Bản đã và đang phát triển mối quan hệ ngoại giao thân thiện và tốt đẹp. Từ trước tới nay, các nhà nghiên cứu thường cho rằng quan hệ bang giao chính thức giữa hai nước được xác định vào khoảng cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII. Tuy vậy, việc nghiên cứu về vương quốc Ryukyu (nằm ở phía Tây Nam Nhật Bản, bị sát nhập vào lãnh thổ Nhật Bản năm 1879, trở thành tỉnh Okinawa của Nhật hiện nay) cho thấy rằng vương quốc này đã sớm có mối quan hệ bang giao với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Đây là một căn cứ quan trọng giúp các nhà nghiên cứu có cơ sở xác định thời điểm quan hệ bang giao Việt - Nhật sớm hơn khoảng một thế kỷ (đầu thế kỷ XVI), qua đó...

  • Article


  • Authors: Lâm, Thị Mỹ Dung; Chu, Lâm Anh (2019)

  • Lưu vực sông Thu Bồn, theo nghiên cứu cho đến nay, là nơi tập trung đậm đặc nhất dấu tích của các cộng đồng cư dân sinh sống từ cách ngày nay trên 3.000 năm. Nhờ những nỗ lực của các bên: chính quyền - cộng đồng - nhà nghiên cứu mà những giá trị tiêu biểu của các di sản vật thể (di tích và di vật khảo cổ học Sa Huỳnh - Champa) đã và đang được bảo tồn, bảo vệ, sử dụng và phát huy khá hiệu quả. Tuy nhiên, quá trình phát triển với những tác động hai mặt của đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, biến đổi khí hậu và môi trường tự nhiên,… đem lại những thách thức lớn đối với sự tồn vong của di sản vật thể nói chung và di sản khảo cổ nói riêng. Để phát triển và bảo tồn tương hỗ cho nh...

  • Thesis


  • Authors: Trần, Đức Nguyên (2010)

  • Di tích cách mạng – kháng chiến trên địa bàn Thủ đô hiện nay có số lượng tương đối lớn, nằm ở nhiều quận, huyện khác nhau. Cùng với các di tích lịch sử - văn hoá, di tích cách mạng – kháng chiến góp phần tô điểm, làm sáng lên truyền thống yêu nước đồng thời cũng thể hiện tinh thần yêu chuộng hoà bình, tự do của cư dân Hà Nội. Ngày nay, việc phát huy giá trị của các di tích ấy có vai trò quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng. Điều đó càng có ý nghĩa hơn khi Thủ đô của chúng ta đã bước vào tuổi 1000 năm.