Browsing by Title

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  
Showing results 811 to 830 of 4697
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị HIền (2022)

  • Ghi danh di sản là một khâu quan trọng của quá trình di sản hóa, tạo dựng di sản bởi người ngoài cộng đồng, bởi thể chế, hệ thống chủ thể quản lý về di sản. Sự ghi danh di sản phải tuân thủ theo quy trình với những định chế và mục tiêu cụ thể. Việc ghi danh di sản không chỉ phụ thuộc vào một quy trình được quy định bởi các văn kiện quốc tế và văn bản pháp luật, mà còn có sự thẩm định của hội đồng và việc quyết định của cấp có thẩm quyền. Bài viết sẽ phân tích những định chế áp dụng cho việc ghi danh di sản được quy chuẩn hóa theo Công ước của UNESO và luật pháp.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Hồng Mai (2016)

  • Gia đình học là một thuật ngữ mới xuất hiện ở nước ta trong thời gian gần đây. Trong nhận thức xã hội và cả trên diễn đàn học thuật, nội hàm của thuật ngữ này chưa được xác định rõ ràng. Vì vậy, có nhiều câu hỏi được đặt ra: Đây là ngành khoa học mới hay chỉ là một chuyên ngành của xã hội học? Đây là một môn học, một khoa học liên ngành hay chỉ là tên gọi của tổ hợp các khoa học nghiên cứu về gia đình? Bài viết đưa ra bàn luận bước đầu về các vấn đề này.

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Thu Nhung (2021)

  • Vị thành niên là lứa tuổi rất đặc biệt với những thay đổi cả về thể chất và tâm sinh lý, rất cần sự quan tâm của gia đình nói riêng và cả xã hội nói chung. Ở lứa tuổi này, các em rất cần sự quan tâm, định hướng, giáo dục của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là cha mẹ. Bên cạnh việc giáo dục đạo đức, ứng xử, nâng cao các kỹ năng sống, chăm sóc sức khỏe, việc giáo dục hướng nghiệp cho vị thành niên cũng rất cần được các bậc cha mẹ quan tâm. Bởi lẽ, nếu định hướng tốt, các em sẽ phát huy được năng lực và thỏa mãn sở thích của bản thân, tìm được nghề nghiệp phù hợp.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân (2010)

  • Raglai là một tộc người thiểu số phân bố ở vùng miền núi các tỉnh Nam Trung Bộ và là một trong năm tộc người ở Việt Nam theo thiết chế mẫu hệ. Xã hội Raglai truyền thống rất coi trọng gia đình và hôn nhân, được thể hiện rất rõ qua luật tục còn được duy trì đến ngày nay. Luật tục được cho là chuẩn mực đạo đức xã hội, nó quy định mối quan hệ trong gia đình, dòng họ và trong đời sống vợ chồng cũng như các mối quan hệ thường nhật khác. Những giá trị đạo đức trong luật tục vẫn được coi là chuẩn mực xã hội, là một phương thức hữu hiệu bảo vệ gia đình và hôn nhân của người Raglai trong giai đoạn hiện nay.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Hồng Mai (2010)

  • Gia đình là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, trong đó có khoa học văn hóa. Tiếp cận văn hóa đối với gia đình là cách tiếp cận có tính phổ quát nhất, dựa trên nền tảng lý luận về bản chất văn hóa của gia đình. Bài viết bước đầu hệ thống hóa các nghiên cứu về gia đình dưới góc độ văn hóa đang được trao đổi, thảo luận trong sách báo lý luận ở nước ta.

  • Article


  • Authors: Hoàng, Ngọc Hải (2021)

  • Sự phát triển vượt bậc của khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại đã làm thay đổi đáng kể cuộc sống của con người giúp hình thành thói quen giao dịch mới. Giao kết hợp đồng thương mại thông qua Internet từ chỗ bị coi là không an toàn và thiểu bảo đảm thì nay đã trở thành phương thức thuận tiện và phổ biến nhất trên thế giới. Trong bối cảnh Việt Nam và nhiều quốc gia khác vẫn đang áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội và hạn chế di chuyển trên phạm vi toàn cầu nhằm phòng tránh nguy cơ lây lan dịch bệnh Covid-19, giao kết hợp đồng thương mại thông qua Internet dự kiến sẽ vẫn tiếp tục phát triển trong thời gian tới đây. Bài viết sẽ phân tích thực trạng giao kết hợp đồng thương mại thô...

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân (2016)

  • Khu vực miền tây Thanh Hóa nói chung và vùng lòng hồ thủy điện Trung Sơn nói riêng vốn là địa bàn cư trú của người Thái và người Mường. Trong quá trình phát triển, họ đã sáng tạo nên những giá trị văn hóa tiêu biểu và độc đáo của riêng mình. Tuy nhiên, do sinh sống trên cùng một địa bàn nên người Thái và người Mường đã có những giao lưu, tiếp biến văn hóa mạnh mẽ. Qua một số ngôi mộ cổ của người Thái ở vùng lòng hồ thủy điện Trung Sơn, có thể thấy rõ sự giao lưu, tiếp biến văn hóa đó.

  • Article


  • Authors: Nguyễn,Thị Thanh Vân (2016)

  • Khu vực miền tây Thanh Hóa nói chung và vùng lòng hồ thủy điện Trung Sơn nói riêng vốn là địa bàn cư trú của người Thái và người Mường. Trong quá trình phát triển, họ đã sáng tạo nên những giá trị văn hóa tiêu biểu và độc đáo của riêng mình. Tuy nhiên, do sinh sống trên cùng một địa bàn nên người Thái và người Mường đã có những giao lưu, tiếp biến văn hóa mạnh mẽ. Qua một số ngôi mộ của người Thái ở vùng lòng hồ thủy điện Trung Sơn, có thể thấy rõ sự giao lưu, tiếp biến văn hóa đó

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thị Ngọc Huyền;  Advisor: Trần, Đoàn Lâm (2006)

  • Trình bày cơ sở lý luận của giao lưu văn hóa thông qua hoạt động xuất bản và nêu lên thực trạng vấn đề giao lưu văn hóa thông qua xuất bản phẩm của nhà xuất bản Thế giới. Qua đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động giao lưu văn hóa của nhà xuất bản Thế giới thông qua xuất bản phẩm.

  • Thesis


  • Authors: Đỗ, Trần Kim Hồng Ngọc;  Advisor: Đặng, Hoài Thu (2015)

  • Lý luận chung về giao lưu văn hóa và khái quát về văn hóa gia đình Việt Nam, Hàn Quốc. Đồng thời, nêu lên biểu hiện giao lưu văn hóa trong gia đình Vợ Việt – Chồng Hàn và những vấn đề đặt ra.

  • Article


  • Authors: Ngô, Bích Thu (2017)

  • Bài viết đề cập đến vấn đề giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Ấn Độ nhằm tạo ra sự hiểu biết, gắn bó giữa hai dân tộc, góp phần mở ra những hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực, để Việt Nam và Ấn Độ thực là những "đối tác chiến lược toàn diện" trong bối cảnh chính sách chính sách "hướng đông" (Look East) của Ấn Độ phát triển mạnh và chuyển sang giai đoạn mới thành "hành động phía Đông" (Act East)

  • Other


  • Authors: Nguyễn,Thị Hương;  Advisor: Tạp chí Khoa học và Công nghệ (2015)

  • Giao lưu, tiếp biến văn hóa trong bối cảnh toàn cầu cầu hóa và hội nhập quốc tế và đang đặt các nền văn hóa dân tộc trước những thời cơ và thách thức mới. Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác, vấn đề đặt ra là làm thế nào để hội nhập, phát triển nhưng không làm biến mất bản sắc, phát huy được vai trò của văn hóa trong phát triển bền vững, là mục tiêu hướng đến. Vấn đề này cũng có nghĩa cần nhận thức giao lưu, tiếp biến văn hóa vừa như một quá trình tự thân, vừa phụ thuộc vào nhận thức và bản lĩnh của chủ thể văn hóa trong quá trình giao lưu, tiếp biến