Browsing by Title

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  
Showing results 655 to 674 of 4692
  • Thesis


  • Authors: Ngô, Thị Minh Tâm;  Advisor: Hoàng, Vinh (2012)

  • Trình bày khái quát về danh nhân, danh nhân Nguyễn Quang Bích- con người và sự nghiệp. Qua đó đưa ra các biện pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị danh nhân Nguyễn Quang Bích trong đời sống văn hóa Việt Nam.

  • Thesis


  • Authors: Đinh, Thị Hải Yến;  Advisor: Phạm, Lê Hòa (2012)

  • Trình bày khái quát về tộc người, đặc điểm dân ca tộc người Dao đỏ ở Văn Yên, Yên Bái. Đồng thời nêu lên thực trạng và đề ra các giải pháp bảo tồn và phát huy dân ca nơi đây.

  • Thesis


  • Authors: Dương, Đình Minh Sơn (2013)

  • Bài viết nhằm phân biệt các thuật ngữ cồng, chiêng, lệnh, phèng la của người Kinh và chinh, chêng của đồng bào vùng Tây Nguyên. Ở người Kinh cồng làm bằng gỗ mít (như cái mõ), nhưng to như cái cột đình, cao khoảng 1,40m, còn chiêng, lệnh, phèng la đúc bằng đồng; chiêng là loại có núm ở giữa mặt, treo cùng với trống ở đình và nhà thờ họ, còn lệnh không có núm, có gờ gọi là thành có dây treo, mặt bằng như nón thúng quai thao, dùng vào việc công, phèng la giống như cái lệnh nhưng nhỏ hơn dùng trong đám ma.

  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Thu Hương (2023)

  • Phát triển bền vững là đích đến của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Để đạt được mục tiêu ấy, không chỉ cần phát triển kinh tế, xã hội hay môi trường một cách bền vững mà văn hóa cũng không thể đứng ngoài cuộc, đó là phải đảm bảo sự cân bằng giữa bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và sáng tạo, bổ sung những giá trị văn hóa mới, phù hợp từng giai đoạn cụ thể. Và một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện nhiệm vụ này là đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp văn hóa và hoàn thiện, phát triển thị trường văn hóa theo hướng “dân tộc, khoa học và đại chúng”.

  • Thesis


  • Authors: Bùi, Lê Minh Huyền;  Advisor: Cao, Thảo Hương (2018)

  • Tổng quan cơ sở lý luận, lý thuyết và khái quát về địa bàn nghiên cứu. Các biểu hiện dấu ấn biển trong văn hóa ẩm thực Hải Phòng. Đặc trưng văn hóa ẩm thực biển Hải Phòng, một số vấn đề đặt ra và kiến nghị.

  • Article


  • Authors: Sơn, Chanh Đa (2023)

  • Bà-la-môn giáo là tôn giáo sớm du nhập và có nhiều ảnh hưởng trong đời sống văn hóa tinh thần của người Khmer ở Nam Bộ. Mặc dù hiện nay, Bà-la-môn giáo không còn giữ vị trí, vai trò chủ đạo trong đời sống văn hóa tâm linh của người Khmer ở Nam Bộ, nhưng những biểu tượng của tôn giáo này vẫn còn được lưu giữ và để lại dấu ấn đậm nét, đặc biệt là trong lễ hội “Vào năm mới” thông qua các biểu tượng thần bốn mặt, các nữ thần chủ quản năm mới và biểu tượng núi cát. Những biểu tượng tôn giáo này không chỉ cho thấy quá trình ảnh hưởng, tiếp biến văn hóa Ấn Độ của người Khmer, mà còn chứa đựng những giá trị to lớn về văn hóa, đạo đức, tâm linh

  • Article


  • Authors: Hoàng, Thị Thu Huyền (2022)

  • The birth and development of the Communist Party of Vietnam is associated with the great role and merits of President Ho Chi Minh. Starting with the Party Founding Conference in 1930, up to now, the Party's "golden historical phoenix has had 13 sacred "milestones, namely 13 National Congresses. President Ho Chi Minh has always been the "soul" of all congresses that have taken place in the more than 90-year history of growth and

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Khánh Ly (2021)

  • Bắc Trung Bộ là vùng mang đặc trưng văn hóa kết hợp dấu ấn làng xã nông nghiệp và dấu ấn biển duyên hải, mang đặc trưng “sát núi kề biển”. Bên cạnh việc phát triển kinh tế nông nghiệp, hoạt động khai thác biển cũng có vai trò quan trọng với các hình thức đánh bắt ven bờ, buôn bán và khai thác vùng thềm lục địa. Dấu ấn biển trở thành một yếu tố tồn tại lâu dài và bền vững trong đời sống văn hóa, xã hội của cư dân khu vực này. Lễ hội Mai An Tiêm tại Nga Sơn (Thanh Hóa) là một giá trị văn hóa thể hiện sự hội tụ văn hóa biển – đồng bằng rõ nét trong khu vực Bắc Trung Bộ.

  • Article


  • Authors: Vũ, Văn Đạt (2019)

  • Lễ hội Công giáo là hoạt động văn hóa - tôn giáo không thể thiếu trong đời sống đạo của người Công giáo Việt Nam. Sự kết hợp, giao thoa giữa Công giáo và văn hóa truyền thống dân tộc trong các lễ hội Công giáo được biểu hiện trong các lễ nghi, âm nhạc, trang phục lễ hội, công cụ thờ cúng và trong các trò chơi dân gian. Những dấu ấn văn hóa truyền thống được lưu giữ và thể hiện khá phong phú và đậm nét, từ những chất liệu đơn sơ, bình dị cho tới những nghi lễ cầu kỳ, làm cho các lễ hội Công giáo trở nên một không gian văn hóa gần gũi hơn với người Việt.

  • Article


  • Authors: Vũ,Văn Đạt (2018)

  • Cho đến nay vẫn có những quan điểm khác nhau về mối tương quan giữa các vị thánh trong đạo Công giáo với văn hóa, tâm thức người Việt. Nghiên cứu này được thực hiện để xác nhận giả định rằng văn hóa truyền thống của người Việt đã ảnh hưởng và làm thay đổi quan niệm của người Việt Công giáo về các vị thánh trong đạo. Trên cơ sở những nghiên cứu thực tế và kế thừa kết quả nghiên cứu của những tác giả khác, chúng tôi thấy rằng truyền thống trọng Mẫu đã ảnh hưởng đến quan niệm của người Việt Công giáo về Đức Maria với những đặc điểm như sự che chở, ban ơn và bảo trợ cho sự sinh sôi nảy nở; còn thánh Quan Thầy của xứđạo cũng giống như Thành hoàng làng, đều có vai trò quan trọ...

  • Article


  • Authors: Bùi, Thanh Thủy (2015)

  • người Thái ở huyện Mia Châu , tỉnh Hòa Bình là một bộ phận trong cộng đồng ngôn ngữ Tày- Thái , thuộc ngành ngành Thái trắng ở Việt nam . đây là một tộc người có nguồn gốc lịch sử và những giá trị văn hóa rất độc đáo khá nhiều nhà khoa học có ý kiến cho rằng người Thái Mai Châu thuộc vào nhóm Thái, khác với người Thái Đen và người Thái Trắng. Quá trình thích ứng khí người Thái sống với người Mường cùng một địa vực đã mang lại sự khác biệt này. Bài viết đề cập đến một vài khía cạnh về sự giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa người Thái và người Mường ở Mai Châu ở Mai Châu (Hòa Bình)

  • Thesis


  • Authors: Lê, Tuyết Mai (2011)

  • Trình bày về quan niệm và phương pháp dạy học Tiếng Anh chuyên ngành Văn hóa Du lịch. Đồng thời, đề cập đến chương trình, giáo trình, bài giảng, đội ngũ giảng viên chuyên ngành Tiếng Anh Văn hóa Du lịch Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Cuối cùng, phân tích góc nhìn từ phía người học đối với Tiếng Anh chuyên ngành Văn hóa Du lịch.

  • Other


  • Authors: TS.Lương,Minh Chung (2014)

  • Dạy - học những biểu tượng văn hóa Việt cho người nước ngoài là một đường hướng có ý nghĩa trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Từ việc xâu chuỗi, giải thích giá trị của biểu tượng,bài viết giúp người học có cái nhìn sâu hơn về ứng xử, bản sắc văn hóa Việt Nam. Tiếp nữa, do tính chất của khoa học văn hóa là thiên về thực nghiệm, nên một trong những tiêu chí vận dụng phương pháp dạy - học là không nặng về lý thuyết mà mang tính thực tiễn