Chử Hà
author picture
Trình độ chuyên môn: Nhân học
Chức danh: TS
Từ năm 2003-2006 là giảng viên Trường Đại học Hùng Vương của tỉnh Phú Thọ; Từ 2006- nay, là giảng viên khoa Văn hoá Dân tộc thiểu số của trường Đại học Văn hoá Hà Nội. Văn hoá tộc người từ truyền thống đến hiện đại Dân tộc học đại cương; Văn hoá các dân tộc thiểu số vùng Bắc Bộ; Nguồn lực văn hoá trong phát triển kinh tế-xã hội ở vùng DTTS; Quản lý nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng.

Content Distribution

ABSTRACTS VIEWS

4846

VIEWS & DOWNLOAD

2624

Top Country : Vietnam

Showing results 1 to 20 of 27
  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2022)

  • Trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có các loại hình diễn xướng, trò chơi dân gian thì cộng động có vai trò quyết định, nhưng hơn hết là vai trò trung tâm của những "báu vật nhân văn sống " đang nắm giữ, thực hành, sáng tạo, trao truyền những giá trị văn hóa vô giá của cộng đồng. Để phát huy hiệu quả vai trò và trách nhiệm của các nghệ nhân tỏng công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống thì cần phải khẩn trương điều chỉnh, xây dựng những chính sách phù hợp đối với nghệ nhân, đặc biệt cần có chính sách đặc thù dành cho nghệ nhân người dân tộc thiểu số.

  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2022)

  • Năm 2008, địa giới của Hà Nội được mở rộng. Từ đó, không gian văn hóa của Thủ đô thêm màu sắc với những giá trị văn hóa độc đáo của cộng đồng các dân tộc thiểu số là người Dao và người người Mường. Tuy nhiên, tác động của đô thị hóa cũng dẫn đến nguy cơ mai một bản sắc văn hóa của những cộng đồng người này. Trên cơ sở phân tích những biến đổi văn hóa truyền thống của cộng đồng người Dao ở Ba Vì, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, tham luận xin đưa ra một số giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đệp của cộng đồng người Dao nơi đây.

  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2022)

  • Nguyễn Đình Chiểu không chỉ là nhà thơ lớn của thế kỷ XIX , mà còn là một nahf tư tưởng, nhà văn hóa kiệt xuất được UNESCO vinh danh là "danh nhân văn hóa thế giới". Dù cuộc đời gặp nhiêu bất hạnh nhưng bằng nghị lực phi thường, tấm lòng tiết nghĩa yêu nước thowng nòi, ông đã trở thành tấm gương sáng cho muôn đời sau về những giá trị đạo đức, nhân cách đáng quý. Đồng thời, thông qua các sáng tác thơ văn, Nguyễn Đình Chiểu thể hiện nhiều tư tưởng, triết lý sống cao đẹp. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, phẩm cách thanh cao, tấm lòng nhân hậu, sẻ chia với đồng loại, sự hi sinh quên mình vì nghĩa lớn...Đây là những giá trị đạo đức, nhân cách sống vô cùng đán quý và cần thiết đối với việc xây...

  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2022)

  • Hà Nội- Thủ đô nghìn năm văn hiến của đất nước có nền văn hóa phong phú mang đậm dấu ấn lịch sử và tinh hoa văn hóa dân tộc. Năm 2008, địa giới của Hà Nội được điều chỉnh mở rộng. Từ đó, không gian văn hóa của Thủ đô thêm đa sắc với những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng cá dân tộc thiểu số là người Dao và người Mường tập trung sống tại huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức. Những giá trị văn hóa độc đáo của người Dao và người Mường chính là một trong những nguồn lực văn hóa giúp Hà Nôi đẩy mạnh phát triển du lịch ở khu vực phía tây thành phố. Trong khuôn khổ tham luận này, chúng tôi tập trung nhận diện vốn văn hóa của chủ thể là cộng đồng người Dao và ngươi M...

  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2022)

  • Biến đổi trang phục truyền thống là một thực trạng phổ biến diễn ra ở hầu hết các tộc người ở khắp địa phương trên cả nước . Trước thực trạng đó, vào năm 2013, Vụ Văn hóa Dân tộc của Bộ Văn hóa. Thể thao và du lịch đã tổ chức hội thảo "Gải phấp để bảo tồn , phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay " Tại Hội thảo, tất cả các tham luận(23 tham luận) của nhiều nhà nghiên cứu văn hóa từ trung ương đến địa phương đã nêu lên một thực trạng về sự biến đổi và mai một của trang phục truyền thống các tộc người ở Việt Nam hiện nay. Đó là sự biến đổi trong quá trình làm ra bộ trang phục truyền thống, biến đổi trong kiểu dáng và cách trang trí trang phục, biến...

  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2022)

  • Vấn đề thứ nhất: nhận diện về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đó là cuộc cách mạng như thế nào? Có đặc điểm gì?. Để từ đó soi chiếu vào vấn đề thứ hai: cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra cơ hội và thách thức gì đối với công tác bảo tồn , phát huy trang phục truyền thống mà ở đây tôi bàn rộng ra đối với cả nghề dệt thêu truyền thống. Cuối cùng là một số ý kiến nhận xét và gợi ý gải pháp để bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống của đồng bào các DTTS ở nước ta trong bối cnahr cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay

  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2022)

  • "Nữ quyền" ban đầu có nghĩa là quyền của phụ nữ hoặc trao quyền cho phụ nữ . Trên thế giới, các phong trào đấu tranh cho quyền lợi của phụ nữa đã trở nên phổ biến và được coi là tiến bộ ở nhiều xã hội. Ở Việt Nam, một trong những phụ nữ tiên phong tronmg cuộc đấu tranh vì quyền lợi của phụ nữ là nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài viết này tập trung vào việc nhấn mạnh mong muốn về quyền phụ nữ trong các bài thơ của bà ở ba góc độ chính: mong muốn được lắng nghe thấu hiểu, khát khao yêu và được yêu, và mong muốn bình đẳng giới. Sau đó, đánh giá các giá trị trong suy nghĩ của Hồ Xuân Hương đối với quyền của phụ nữ, được phản ánh trong các bài thơ của bà, trong thời điểm hiện tại

  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2021)

  • Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia đều gắn liền với sự mở rộng và phát triển đô thị, trong đó Việt Nam không phải ngoại lệ. Là một trong hai đô thị có tốc độ phát triển nhanh nhất cả nước, thành phố hà Nội nhiều lần thay đổi địa giới hành chính để phù hợp với quy hoạch phát triển Thủ đô theo từng giai đoạn. Dưới tác động của đô thị hóa, diên mạo thôn, xã người Dao thay đổi theo hướng khang trang, hiện đại. Cùng với đời sống kinh tế được nâng cao là những biến đổi mạnh mẽ trong văn hóa truyền thống theo hướng hòa nhập với văn hóa của người Kinh trong vùng và theo xu thế văn hóa độ thị hiện đại.

  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2020)

  • Trong bối cảnh giao lưu và hội nhập mạnh mẽ, văn hóa các dân tộc thiểu số ở nước ta đang đứng trước nhiều thách thức trong việc giữ gìn bản sắc, đặc biệt ở thế hệ trẻ. Thế hệ trẻ được coi là cầu nối để mạch nguồn văn hóa dân tộc chảy trôi giữa quá khứ - hiện tại và tương lai. Nếu thế hệ trẻ người dân tộc thiểu số quay rùng với truyền thống văn hóa, thì không những truyền thống văn hóa của dân tộc ấy bị đứt gãy, mà nguy cơ mất bản sắc dân tộc là rất lớn. Vì vậy, cần chú trọng giáo dục văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ người dân tộc thiểu số. Đó là trách nhiệm ' của gia đình, nhà trường và xã hội. Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ xin tập trung khảo sát ở môi trường giáo dục nhà trườ...

  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2020)

  • Mục tiêu xây dựng nông thôn mới mà Đảng và Nhà nước ta đề ra thực chất là xây dựng các làng, xã, ấp, bản có cuộc sống no đủ, văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh. Vì vậy, đi đôi với nâng cao đời sống kinh tế - xã hội, việc nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống có ý nghĩa rất quan trọng. Việt Nam là đất nước của 54 dân tộc, trong đó 53 dân tộc thiểu số hầu hết sinh sống ở vùng nông thôn nơi biên viễn xa xôi của Tổ quốc. Vậy nên, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số có vai trò vô cùng quan trọng đối với công cuộc xây dựng nông thôn mới nói riêng và trong sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam nói chung...

  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2019)

  • Đại học Văn hóa Hà Nội là trường đại học lớn nhất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trong 60 năm qua, Trường không chỉ đào tạo cho Đất nước hàng chục nghìn cán bộ văn hóa, mà còn có nhiều đóng góp cho công tác nghiên cứu văn hóa, tham gia hoạch định chính sách của Nhà nước về văn hóa. Trong bối cảnh phát triển, hội nhập hiện nay, công tác nghiên cứu khoa học của trường cần đẩy mạnh hơn nữa, vì nó có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và là một thước đo khẳng định thương hiệu của nhà trường. Nội dung bài viết đề cập đến 3 vấn đề cơ bản : Sự cần thiết của nghiên cứu khoa học đối với nâng cao chất lượng đào tạo, thực trạng nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng vi...

  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2018)

  • Khai thác giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc phục vụ phát triển du lịch hiện đang được nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đặc biệt quan tâm. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch không chỉ đem lại lợi ích cho chính cộng đồng, mà còn là giải pháp cho phát triển du lịch bền vững, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tộc người, góp phần bảo vệ môi trường và hệ sinh thái. Là một huyện nằm ở vị trí cửa ngõ quan trọng của tỉnh Sơn La, kết nối Sơn La với các tỉnh vùng Tây Bắc và thủ đô Hà Nội, Mộc Châu có nhiều tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch cộng đồng. Với 12 dân tộc sinh sống trê...

  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2018)

  • Trước đòi hỏi của lịch sử và thực tiễn cách mạng, năm 1943, Tổng Bí thư Trường Chinh đã thay mặt cho Trung ương Đảng soạn thảo Đề cương văn hóa Việt Nam. Sự ra đời của Đề cương được đánh giá như ngọn đuốc soi đường, định hướng tư tưởng, nhận thức cho toàn dân ta trong cuộc đấu tranh với nền văn hóa thuộc địa, tiến lên xây dựng chế độ mới, nền văn hóa mới. Một trong những giá trị nổi bật của bản Đề cương lịch sử đề ra ba nguyên tắc, ba tính chất cơ bản của nền văn hóa: Dân tộc hóa, đại chúng hóa và khoa học hóa. Những nguyên tắc đó đi vào thực tiễn, tạo ra sự chuyển biến sâu sắc trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa cách mạng Việt Nam. 75 năm đã đi qua, bối cảnh trong nước...

  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2018)

  • Chủ tịch Hồ Chí Minh được thế giới vinh danh là anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam vì những đóng góp to lớn của Người cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam và cho nền hòa bình nhân loại. Trong tư tưởng và hoạt động của Người luôn thấm đẫm chất cách mạng và chất văn hóa. Người chính là hiện thân cho khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc mình và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc thế giới. Dấu ấn đối ngoại văn hóa Hồ Chí Minh được thể hiện ở những tư tưởng, phương pháp và phong cách đối ngoại của Người trong quá trình chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua những giai đoạn lịch sử đầy biến cố của dân ...

  • Thesis


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2017)

  • Hơn chục năm trở lại đây, bản Áng thuộc xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La trở thành điểm du lịch hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Sự hấp dẫn của bản Áng nằm ở cảnh quan thiên nhiên thơ mộng được tạo nên bởi những vườn mận đào xanh mướt, quần thể sinh thái hồ nước, rừng thông… Đặc biệt hơn, đến với bản Áng, du khách được khám phá, trải nghiệm những giá trị văn hóa độc đáo của người Thái nơi đây. Những giá trị đó thể hiện qua kiến trúc nhà ở, trang phục, ẩm thực, nghề dệt thổ cẩm cổ truyền hay các loại hình nghệ thuật dân gian, lễ hội... Tiếp tục khai thác, phát huy bản sắc văn hóa Thái trong hoạt động du lịch tại bản Áng sẽ tạo điểm nhấn để ngày càng thu hút khách